Page 66 - Giáo trình Giáo thể chất - Trình độ trung cấp
P. 66

Chuyên đề 4: M N B NG RỔ

                         1. Tác dụng của môn Bóng rổ

                         Bóng rổ với nhiều động tác tự nhiên đa dạng khác nhau nhƣ đi, chạy, dừng,
                  quay ngƣời nhảy bắt, ném bóng và đẩy bóng đƣợc thực hiện trong điều kiện thi đấu
                  đối kháng giúp củng cố hệ thần kinh, cơ quan vận động, thúc đẩy nhanh sự trao đổi
                  chất và tăng cƣờng khả năng hoạt động của hệ thống cơ quan trong cơ thể.
                         Tập luyện thi đấu bóng rổ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố

                  chất vận động cho ngƣời tập nhƣ: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo
                  léo và khả năng phối hợp vận động.
                         2. Các động tác k  thuật

                         2. . Cách cầm bóng và tƣ thế chuẩn bị và di chuyển

                         2. . . Cách cầm bóng
                         - Cách cầm bóng phụ thuộc vào việc mà vận động viên muốn làm tiếp theo:
                  chuyền, ném, dẫn bóng;

                         - Luôn cầm bóng với cổ tay để hểnh lên và thƣ giãn, các ngón tay sẽ điều
                  khiển quả bóng;

                         - Không đƣợc để bóng lộ liễu mà phải che chắn;

                         - Trải rộng các ngón tay to nhất có thể;

                         - Cầm bóng thiệt chắc để thời gian bóng tiếp xúc với bàn tay lâu nhất có thể,
                  thời gian bóng ở ngoài tay càng lâu càng để lộ nhiều sơ hở cho đối thủ;
                         - Để cánh tay còn lại trong trạng thái che chắn, mắt luôn nhìn lên quan sát
                  đối thủ và đồng đội chứ không nhìn bóng.

                         2. .2. Tƣ thế chuẩn bị

                         Đứng chân trƣớc, chân sau khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm
                  thấp và dồn đều vào 2 chân, 2 gối hơi khuỵu, mắt quan sát hƣớng chuyền. Hai tay
                  cầm bóng ở 2 bên lùi về nửa sau của bóng, các ngón tay xòe tự nhiên, bóng tiếp
                  xúc vào phần chai tay và các ngón tay, lòng bàn tay không chạm bóng. Cánh tay
                  thả lỏng tự nhiên, bóng để ở phía trƣớc bụng trên.

                         2. .3. Di chuyển

                         Di chuyển của vận động viên bóng rổ trên sân là một phần của hệ thống
                  nh ng động tác nhằm giải quyết nhiệm vụ tấn công một cách cụ thể. Nhờ có nh ng
                  động tác này vận động viên có thể chọn vị trí đúng, thoát khỏi sự k m bám của đối
                  phƣơng để bắt bóng, chuyền bóng, dẫn bóng đồng thời lôi kéo đối phƣơng theo
                  mình để tạo khoảng trống cho đồng đội thực hiện mục đích tấn công của đội.
                         Các động tác di chuyển là cơ sở của kỹ thuật bóng rổ. Để di chuyển trên sân,
                  vận động viên sử dụng các động tác: Đi, chạy, nhảy, dừng và quay ngƣời.




                                                                   64
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71