Page 50 - Giáo trình Giáo thể chất - Trình độ trung cấp
P. 50

11
                                       Hình 40 - Đánh cầu bỏ nhỏ (cắt cầu) trái tay
                         2.6. K  thuật phát cầu (thấp gần, cao sâu)
                         Phát cầu là động tác kỹ thuật của vận động viên ở khu vực phát cầu (từ trạng
                  thái tĩnh) dùng khi cắt cầu vợt đánh vào cầu để cầu bay đi trên không và rơi vào
                  khu đỡ phát cầu của đối phƣơng. Phát cầu đƣợc coi là sự khởi đầu của tổ chức tấn
                  công. Chất lƣợng của phát cầu tốt hay xấu có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc giành
                  quyền chủ động hay bị động, dẫn tới thắng đƣợc điểm hay mất đi quyền phát cầu.

                         Phát cầu có thể chia thành 2 loại:

                         - Phát cầu thuận tay;

                         - Phát cầu trái tay.

                         Nếu dựa vào vòng cung đƣờng bay của cầu lại có thể chia thành: phát cầu
                  cao sâu, phát cầu thấp gần lƣới; phát cầu lao nhanh; phát cầu cao nhanh.
                         2.6. . Phát cầu thấp gần

                         Ngƣời phát cầu đứng ở vị trí khu vực phát cầu gần đƣờng trung tâm, cách
                  đƣờng phát cầu gần khoảng 1m, thân ngƣời ở tƣ thế vai trái hƣớng đối diện với
                  lƣới. Chân trái phía trƣớc, mũi bàn chân hƣớng về lƣới. Chân phải ở phía sau, mũi
                  bàn chân lới hƣớng về bên phải, khoảng cách gi a hai bàn chân rộng bằng vai.
                  Trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải, khi chuẩn bị phát cầu, tay phải cầm vợt đƣa
                  lên ở phía sau bên phải, khuỷu tay hơi co, tay trái ngón cái, ngón trỏ và ngón gi a
                  kẹp chặt cánh cầu, đƣa ra phía trƣớc bên phải bụng. Sau đó tay trái thả buông cầu,
                  tay phải vung vợt đánh cầu. Khi đánh cầu trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải lên
                  chân trái. Khi thực hiện phát cầu thuận tay với các đƣờng cầu có vòng cung khác
                  nhau thì động tác trƣớc đó và tƣ thế chuẩn bị trƣớc khi đánh cần phải thực hiện
                  giống nhƣ nhau, còn ở giai đoạn động tác khi đánh cầu và động tác sau khi đánh
                  cầu là có sự khác biệt.


                         11
                            Huỳnh Trọng Khải – Giáo trình Cầu lông, Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm thể dục thể thao Trung ƣơng 2-
                  Năm 2004.


                                                                   48
   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55