Page 60 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 60

Tệ nạn xã hội là một hiện tƣợng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, biểu hiện
                  bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và gây hậu quả
                  nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.

                        - Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực
                  xã hội, nhƣ: Thói hƣ, tật xấu; phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu và nếp sống xa
                  đọa trụy lạc, mê tín đồng bóng, bói toán...

                        - Bản chất của tệ nạn xã hội là xấu xa, trái với nếp sống văn minh, trái với
                  đạo đức, bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.

                        Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống thực dụng, coi thƣờng các
                  chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền
                  thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình,
                  phá hoại nhân cách, phẩm giá con ngƣời, ảnh hƣởng đến kinh tế, sức khoẻ, năng
                  suất lao động, làm băng hoại giống nòi dân tộc... là con đƣờng dẫn đến tội phạm.
                        2.1.2. Mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội

                        - Ngăn ngừa chặn đứng không để cho tệ nạn xã hội phát sinh, phát triển, lan
                  rộng trên địa bàn, trong xã hội;

                        - Từng bƣớc xóa bỏ dần những ngu ên nhân điều kiện của tệ nạn xã hội,
                  góp phần xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục của
                  dân tộc;

                        - Phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh những hành vi hoạt đông tệ nạn
                  xã hội góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
                        2.1.3. Đặc điểm đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội

                        - Có tính lây lan nhanh trong xã hội;

                        - Tồn tại và phát triển dƣới nhiều hình thức; đối tƣợng tham gia rất đa dạng
                  và phức tạp về thành phần;

                        - Các đối tƣợng hoạt động có nhiều phƣơng thức, thủ đoạn tinh vi để đối
                  phó với lực lƣợng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thƣờng cấu kết
                  với nhau thành đƣờng dây, ổ nhóm;
                        - Tệ nạn xã hội thƣờng có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự, các hiện
                  tƣợng tiêu cực xã hội khác và có sự chuyển hoá lẫn nhau;

                        - Địa bàn tập trung hoạt động thƣờng là những nơi tập trung đông ngƣời,
                  các  khu  công  nghiệp, du lịch những nơi trình độ của quần chúng nhân dân còn
                  lạc hậu thấp kém, và công tác quản lí xã hội còn nhiều sơ hở thiếu sót.

                        2.2.  Chủ  trương,  quan  điểm  và  các  quy  định  của  pháp  luật  về  phòng
                  chống tệ nạn xã hội

                        Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quá trình Nhà nƣớc cùng các ngành,
                  các cấp các đoàn thể tổ chức xã hội và mọi công dân (trong đó lực lƣợng công
                  an là nòng cốt) tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại
                  trừ các tệ nạn xã hội.
                                                              58
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65