Page 54 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 54

+ Hậu quả của chế độ thực dân, đế quốc cùng với chiến tranh kéo dài trong
                  nhiều năm đã phá hoại cơ sở vật chất, hình thành lối sống hƣởng thụ, tƣ tƣởng
                  tham lam, ích kỷ, sa đoạ truỵ lạc trong một bộ phận nhân dân;

                        + Những tác động tiêu cực, tàn dƣ của chế độ xã hội cũ còn tồn tại lâu dài
                  tác động vào đời sống xã hội làm nảy sinh các hiện tƣợng tiêu cực trong đó có
                  tội phạm.

                        - Sự thâm nhập ảnh hƣởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các quốc gia
                  khác;

                        - Những hạn chế trong các mặt công tác quản lý nhà nƣớc về con ngƣời,
                  văn hoá, kinh doanh ...;
                        - Những hạn chế trong giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ văn
                  hoá của ngƣời dân;

                        - Hệ thống pháp luật chƣa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật có lúc còn
                  kém hiệu quả, một số chính sách về kinh tế, xã hội chậm đổi mới tạo sơ hở cho
                  tội phạm hoạt động phát triển. Sự chậm đổi mới chủ trƣơng chính sách về kinh
                  tế xã hội và pháp luật đã bộc lộ những sơ hở khiến cho một số đối tƣợng lợi
                  dụng để hoạt động phạm tội;

                        - Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức năng nói chung
                  và của ngành công an nói riêng, có lúc còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu sót; thể
                  hiện trên các mặt:

                        + Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chƣa đáp ứng yêu
                  cầu thực tiễn dẫn đến hữu khuynh né tránh, thậm chí có một số cán bộ biến chất,
                  tiếp tay cho tội phạm, buông lỏng công tác đấu tranh trấn áp tội phạm;
                        + Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chƣa thực sự đồng bộ,
                  thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải
                  tạo phạm nhân. Hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật

                  còn chƣa tốt;
                        + Hoạt động điều tra, xử lý tội phạm có lúc chƣa kịp thời, hiệu quả chƣa
                  cao, xử lý chƣa nghiêm minh;

                        + Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ
                  quan bảo vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan chƣa thực sự khoa học, hiệu
                  quả vận hành chƣa cao.

                        - Công tác quản lý nhà nƣớc về an ninh trật tự còn bộc lộ nhiều hạn chế.
                  Công tác giáo dục cải tạo đôi khi chƣa xoá bỏ đƣợc tƣ tƣởng phạm tội của các
                  đối tƣợng, số đối tƣợng phạm tội trở lại còn nhiều;
                        - Phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi

                  chƣa thực sự mạnh mẽ, chƣa hiệu quả, chƣa phát hu  đƣợc sức mạnh của quần
                  chúng trong công tác giáo dục, cải tạo và tái hoà nhập cộng đồng cho ngƣời
                  phạm tội.


                                                              52
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59