Page 48 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 48

quần chúng nhân dân, không phân biệt tín ngƣỡng tôn giáo; Phát huy tinh thần
                   êu nƣớc của những chức sắc tiến bộ trong các tôn giáo; Kiên quyết vạch trần và
                  xử lí kịp thời theo pháp luật những phần tử lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống
                  phá cách mạng.

                        2.2. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam

                        Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và nhiều ngƣời tin theo các tôn
                  giáo. Hiện na , Nhà nƣớc ta công nhận tƣ cách pháp nhân của 13 tôn giáo, các
                  tôn giáo lớn nhƣ: Phật giáo khoảng 10 triệu tín đồ, Công giáo khoảng 6,1 triệu,
                  Tin  Lành  khoảng  1,5  triệu,  Cao  Đài  2,4  triệu,  Hoà  Hảo  1,2  triệu,  Hồi  giáo
                  khoảng 100 ngàn. Tổng cộng số tín đồ lên tới hơn 25 triệu ngƣời, chiếm hơn ¼
                  dân số cả nƣớc. Có ngƣời cùng lúc tham gia nhiều hành vi tín ngƣỡng, tôn giáo
                  khác nhau.

                        Trong những năm gần đâ  các tôn giáo đẩy  mạnh hoạt động nhằm phát
                  triển tổ chức, phát huy ảnh hƣớng trong đời sống tinh thần xã hội. Các giáo hội
                  đều tăng cƣờng hoạt động mở rộng ảnh hƣởng, thu hút tín đồ; tăng cƣờng quan
                  hệ với các tổ chức tôn giáo thế giới. Các cơ sở tôn giáo đƣợc tu bổ, xây dựng
                  mới khang trang đẹp đẽ; các lễ hội tôn giáo diễn ra sôi động ở nhiều nơi.
                        Tuy  nhiên  tình hình  tôn  giáo  còn  có  những diễn biến phức tạp, tiềm  ẩn
                  những nhân tố gây mất ổn định. Vẫn còn có chức sắc, tín đồ mang tƣ tƣởng
                  chống đối, cực đoan, quá khích gâ  tổn hại đến lợi ích dân tộc; vẫn còn các hoạt
                  động tôn giáo xen lẫn với mê tín dị đoan, còn các hiện tƣợng tà giáo hoạt động
                  làm mất trật tự an toàn xã hội.

                        Các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách
                  mạng Việt Nam. Chúng gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân qu ền” với cái gọi là “tự
                  do tôn giáo” để chia rẽ tôn giáo, dân tộc; tài trợ, xúi giục các phần tử xấu trong
                  các tôn giáo truyền đạo trái phép, lôi kéo các tôn giáo vào những hoạt động trái
                  pháp luật, gây mất ổn định chính trị.

                        3. Quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề dân tộc

                  và tôn giáo ở Việt Nam

                        3.1. Quan điểm, chính sách về dân tộc của Đảng, Nhà nước

                        Trong  các  giai  đoạn  cách  mạng,  Đảng  ta  luôn  có  quan  điểm  nhất  quán:
                  “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc, tạo mọi
                  điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đƣờng văn minh, tiến bộ, gắn bó
                  mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam". Công
                  tác dân tộc ở nƣớc ta hiện na , Đảng, Nhà nƣớc ta khái quát trên mấy vấn đề
                  chính sau:
                        - Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài,

                  đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
                        Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ,
                  giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp

                                                              46
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53