Page 47 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 47

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, chỉ có thể giải phóng quần chúng khỏi
                  ảnh hƣởng tiêu cực của tôn giáo bằng cách từng bƣớc giải quyết nguồn gốc tự
                  nhiên, nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Đó phải là kết quả của sự nghiệp cải tạo
                  xã hội cũ, xâ  dựng xã hội mới một cách toàn diện. Theo đó, giải quyết vấn đề
                  tôn giáo phải sử dụng tổng hợp các giải pháp trên tất cả các lĩnh vực nhằm xác
                  lập đƣợc một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, ngh o đói, dốt nát.
                  Tuyệt đối không đƣợc sử dụng mệnh lệnh hành chính cƣỡng chế để tuyên chiến,
                  xoá bỏ tôn giáo.

                        + Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng và không tín ngƣỡng của
                  công dân, kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan.

                        Trong chủ nghĩa xã hội, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận
                  nhân dân, còn tồn tại lâu dài. Bởi vậy, phải tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng tôn
                  giáo và quyền tự do không tín ngƣỡng tôn giáo của công dân. Nội dung cơ bản
                  của quyền tự do tín ngƣỡng là: Bất kì ai cũng đƣợc tự do theo tôn giáo mà mình
                  lựa chọn, tự do không theo tôn giáo, tự do chuyển đạo hoặc bỏ đạo. Nhà nƣớc xã
                  hội chủ nghĩa bảo đảm cho mọi công dân, không phân biệt tín ngƣỡng tôn giáo
                  đều đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động
                  theo pháp luật và đƣợc pháp luật bảo hộ. Mọi tổ chức và cá nhân đều phải tôn
                  trọng quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo và quyền tự do không tín ngƣỡng tôn giáo
                  của công dân. Tôn trọng gắn liền với không ngừng tạo điều kiện cho quần chúng
                  tiến bộ mọi mặt, bài trừ mê tín dị đoan, bảo đảm cho tín đồ, chức sắc tôn giáo
                  hoạt động theo đúng pháp luật.

                        +  Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
                        Tôn giáo có tính lịch sử, nên vai trò, ảnh hƣởng của từng tôn giáo đối với
                  đời sống xã hội cũng tha  đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội. Bởi vậy, khi
                  xem xét, đánh giá, giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo cần phải quán
                  triệt quan điểm lịch sử, cụ thể, tránh giáo điều, máy móc, rập khuôn cứng nhắc.
                  Những hoạt động tôn giáo đúng pháp luật đƣợc tôn trọng, hoạt động ích nƣớc lợi
                  dân đƣợc khuyến khích, hoạt động trái pháp luật, đi ngƣợc lại lợi ích dân tộc bị
                  xử lí theo pháp luật.

                        + Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và tƣ tƣởng trong giải
                  quyết vấn đề tôn giáo.

                        Trong xã hội, sinh hoạt tôn giáo tồn tại hai loại mâu thuẫn: Mâu thuẫn đối
                  kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp bóc lột và thế lực lợi dụng
                  tôn giáo chống lại cách mạng với lợi ích của nhân dân lao động, đó là mặt chính
                  trị của tôn giáo. Mâu thuẫn không đối kháng giữa những ngƣời có tín ngƣỡng
                  khác nhau hoặc giữa ngƣời có tín ngƣỡng và không có tín ngƣỡng, đó là mặt tƣ
                  tƣởng của tôn giáo.

                        Cho nên, một mặt phải tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân, mặt
                  khác phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ mặt chính trị phản động của các thế lực
                  lợi dụng tôn giáo. Việc phân biệt rõ hai mặt chính trị và tƣ tƣởng trong giải
                  quyết vấn đề tôn giáo nhằm: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết
                                                              45
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52