Page 46 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 46

- Tính lịch sử của tôn giáo: Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi phản ánh và
                  phụ thuộc vào sự vận động, phát triển của tồn tại xã hội. Tôn giáo còn tồn tại rất
                  lâu dài, nhƣng sẽ mất đi khi con ngƣời làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tƣ
                  duy.

                        - Tính quần chúng của tôn giáo: Tôn giáo phản ánh khát vọng của quần
                  chúng bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái (dù đó là hƣ ảo). Tôn
                  giáo đã trở thành nhu cầu tinh thần, đức tin, lối sống của một bộ phận dân cƣ.
                  Hiện nay, một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân tin theo các tôn giáo.

                        - Tính chính trị của tôn giáo: Xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp.
                  Giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo làm công cụ hỗ trợ để thống trị áp bức bóc
                  lột và mê hoặc quần chúng. Những cuộc chiến tranh tôn giáo đã và đang xảy ra,
                  thực chất vẫn là xuất phát từ lợi ích của những lực lƣợng xã hội khác nhau lợi
                  dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình.

                        2.1.4. Tình hình tôn giáo trên thế giới và quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin
                  về giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
                        - Tình hình tôn giáo trên thế giới

                        Theo Từ điển Bách khoa Tôn giáo thế giới, hiện nay trên thế giới có tới
                  20.000 tôn giáo khác nhau, trong đó khoảng 2000 tôn giáo có hơn 1 triệu tín đồ.
                  Những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay gồm có: Kitô giáo (bao gồm Công
                  giáo, Tin Lành, Anh giáo hay Chính thống giáo) có khoảng 2 tỉ tín đồ, chiếm
                  33% dân số thế giới; Hồi giáo: 1,2 tỉ tín đồ, chiếm 22% dân số thế giới; Ấn Độ
                  giáo: 786 triệu tín đồ, chiếm 15% dân số thế giới và Phật giáo: 362 triệu, chiếm
                  6% dân số thế giới, các tôn giáo mới 102 triệu. Nhƣ vậy, chỉ tính các tôn giáo
                  lớn đã có 4,4 tỉ ngƣời tin theo, chiếm 75% dân số thế giới.

                        Trong những năm gần đâ  hoạt động của các tôn giáo khá sôi động, diễn ra
                  theo nhiều xu hƣớng. Các tôn giáo đều có xu hƣớng mở rộng ảnh hƣởng ra toàn
                  cầu; các tôn giáo cũng có xu hƣớng dân tộc hoá, bình dân hoá, mềm hoá các giới
                  luật lễ nghi để thích nghi, tồn tại, phát triển trong từng quốc gia dân tộc; các tôn
                  giáo cũng tăng các hoạt động giao lƣu, thực hiện thêm các chức năng phi tôn
                  giáo theo hƣớng thế tục hoá, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để mở rộng
                  ảnh hƣởng làm cho sinh hoạt tôn giáo đa dạng, sôi động và không kém phần
                  phức tạp.

                        - Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo trong
                  cách mạng xã hội chủ nghĩa

                        Giải quyết vấn đề tôn giáo là một quá trình lâu dài gắn với quá trình phát
                  triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
                  văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh
                  thần của nhân dân. Để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, cần thực hiện các vấn đề có
                  tính nguyên tắc sau:
                        + Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ,
                  xây dựng xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa.

                                                              44
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51