Page 45 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 45

Trong đời sống xã hội, tôn giáo là một cộng đồng xã hội, với các yếu tố: Hệ
                  thống giáo lí tôn giáo, nghi lễ tôn giáo, tổ chức tôn giáo với đội ngũ giáo sĩ và
                  tín đồ, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tôn giáo.

                        - Phân biệt tôn giáo với mê tín dị đoan.

                        Mê tín dị đoan là những hiện tƣợng (ý thức, hành vi) cuồng vọng của con
                  ngƣời đến mức mê muội, trái với lẽ phải và hành vi đạo đức, văn hoá cộng đồng,
                  gây hậu quả tiêu cực trực tiếp đến đời sống vật chất tinh thần của cá nhân, cộng
                  đồng xã hội. Đâ  là một hiện tƣợng xã hội tiêu cực, phải kiên quyết bài trừ,
                  nhằm lành mạnh hoá đời sống tinh thần xã hội.

                        2.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo
                        Các yếu tố kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý là nguồn gốc qu  định sự ra
                  đời, tồn tại, biến đổi của tôn giáo.

                        - Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Trong xã hội nguyên thuỷ, do trình độ lực
                  lƣợng sản xuất thấp kém, con ngƣời cảm thấy yếu đuối, lệ thuộc và bất lực trƣớc
                  tự nhiên. Vì vậy họ đã gán cho tự nhiên những lực lƣợng siêu tự nhiên có sức
                  mạnh, quyền lực to lớn, quyết định đến cuộc sống của họ, và họ phải tôn thờ.

                        Khi xã hội có giai cấp đối kháng, nạn áp bức, bóc lột, bất công của giai cấp
                  thống trị đối với nhân dân lao động là nguồn gốc nả  sinh tôn giáo. V.I.Lênin đã
                  viết: "Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột
                  tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia…". Hiện
                  na , con ngƣời vẫn chƣa hoàn toàn làm chủ tự nhiên và xã hội; các cuộc xung
                  đột giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thiên tai, bệnh tật, ... vẫn còn diễn ra, nên vẫn còn
                  nguồn gốc để tôn giáo tồn tại.

                         - Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo: Tôn giáo bắt nguồn từ sự nhận thức
                  hạn hẹp, mơ hồ về tự nhiên, xã hội có liên quan đến đời sống, số phận của con
                  ngƣời. Con ngƣời đã gán cho nó những sức mạnh siêu nhiên, tạo ra các biểu
                  tƣợng tôn giáo. Mặt khác, trong quá trình biện chứng của nhận thức, con ngƣời
                  nảy sinh những yếu tố suy diễn, tƣởng tƣợng xa lạ với hiện thực khách quan,
                  hình thành nên các biểu tƣợng tôn giáo.

                        - Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo: Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ
                  hãi, buồn chán, tuyệt vọng đã dẫn con ngƣời đến sự khuất phục, không làm chủ
                  đƣợc bản thân là cơ sở tâm lý để hình thành tôn giáo. Dƣới chủ nghĩa tƣ bản,
                  V.I.Lênin  nhấn  mạnh:  “Sự  sợ  hãi  trƣớc  thế  lực  mù  quáng  của  chủ  nghĩa  tƣ
                  bản…sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên” làm cho họ phải diệt vong,
                  biến họ thành ngƣời ăn xin…, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện
                  đại…”. Mặt khác, lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những ngƣời có công khai
                  phá tự nhiên và chống lại các thế lực áp bức trong tình cảm, tâm lí con ngƣời
                  cũng là cơ sở để tôn giáo nảy sinh.
                        2.1.3. Tính chất của tôn giáo

                        Cũng nhƣ các hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo có tính lịch sử, tính
                  quần chúng, tính chính trị.
                                                              43
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50