Page 44 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 44

1.2.3. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển không
                  đều

                        Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số dân của Việt Nam vào thời
                  điểm  0  giờ  ngà   01/4/2019  là  96.208.984  ngƣời.  Trong  đó,  dân  số  nam  là
                  47.881.061 ngƣời, chiếm 49,8%, dân số nữ là 48.327.923 ngƣời, chiếm 50,2%.

                        Trong tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam, số ngƣời là dân tộc Kinh chiếm đa
                  số (85,3%) với quy mô 82,1 triệu ngƣời. Trong 53 dân tộc thiểu số, 6 dân tộc có
                  dân số trên 1 triệu ngƣời là: Tà , Thái, Mƣờng, Mông, Khmer, Nùng (trong đó
                  dân tộc Tày là dân tộc đông dân nhất với 1,85 triệu ngƣời); 11 dân tộc có dân số
                  dƣới 5000 ngƣời, trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất (428 ngƣời).

                        Địa bàn sinh sống chủ yếu của nhóm dân tộc khác là vùng Trung du và
                  miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Tại Trung du và miền núi phía Bắc, nhóm
                  dân tộc khác chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số của vùng, chiếm 56,2%; tỷ lệ
                  nhóm dân tộc khác ở Tây Nguyên là 37,7%.
                        Đến  thời  điểm  Tổng  điều tra năm  2019, có 16 tôn giáo đƣợc  phép hoạt
                  động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số có 13,2 triệu ngƣời theo tôn giáo, chiếm
                  13,7% tổng dân số cả nƣớc. Trong đó, số ngƣời theo “Công giáo” là đông nhất
                  với 5,9 triệu ngƣời, chiếm 44,6% tổng số ngƣời theo tôn giáo và chiếm 6,1%
                  tổng  dân  số  cả nƣớc. Xếp  thứ hai là  số ngƣời  theo  “Phật  giáo”  với 4,6 triệu
                  ngƣời, chiếm 35,0% những ngƣời theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả nƣớc.
                  Các tôn giáo còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.

                        Trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều nhau. Có
                  dân tộc đã đạt trình độ phát triển cao, đời sống đã tƣơng đối khá nhƣ dân tộc
                  Kinh, Hoa, Tà , Mƣờng, Thái..., nhƣng cũng có dân tộc đời sống còn nhiều khó
                  khăn nhƣ một số dân tộc ở Tây Bắc, Trƣờng Sơn, Tâ  Ngu ên...

                        1.2.4. Mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có sắc thái văn hoá riêng, góp phần làm
                  nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hoá Việt Nam.

                        Các dân tộc đều có sắc thái văn hoá về nhà cửa, ăn mặc, ngôn ngữ, phong
                  tục tập quán, tín ngƣỡng, tôn giáo và ý thức dân tộc riêng, góp phần tạo nên sự
                  đa dạng, phong phú của văn hoá Việt Nam. Đồng thời các dân tộc cũng có điểm
                  chung thống nhất về văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngƣỡng, tôn
                  giáo, ý thức quốc gia dân tộc. Sự thống nhất trong đa dạng là đặc trƣng của văn
                  hoá các dân tộc ở Việt Nam.

                        2. Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo

                        2.1. Một số vấn đề chung về tôn giáo

                        2.1.1. Khái niệm

                        Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện thực khách quan,
                  theo  quan niệm  hoang  đƣờng,  ảo tƣởng phù hợp  với  tâm  lí, hành  vi của  con
                  ngƣời.


                                                              42
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49