Page 43 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 43

Trung thành với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, bám sát thực tiễn cách
                  mạng, đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có quan điểm
                  dân tộc đúng đắn, góp phần cùng toàn Đảng, lãnh đạo nhân dân ta giải phóng
                  dân tộc; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế của
                  dân tộc Việt Nam. Tƣ tƣởng về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc của Hồ Chí
                  Minh về nội dung toàn diện, phong phú, sâu sắc, khoa học và cách mạng; đó là
                  những luận điểm cơ bản chỉ đạo, lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự
                  nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc; xây dựng quan hệ tốt đẹp
                  giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam và giữa dân tộc Việt
                  Nam với các quốc gia dân tộc trên thế giới.

                        + Khi Tổ quốc bị thực dân Pháp xâm lƣợc, đô hộ, Hồ Chí Minh đã tìm ra
                  con đƣờng cứu nƣớc, cùng Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo nhân dân
                  đấu tranh giải phóng dân tộc, lập nên nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà;

                        + Khi Tổ quốc đƣợc độc lập, tự do, Ngƣời đã cùng toàn Đảng lãnh đạo
                  nhân dân xây dựng mối quan hệ mới, tốt đẹp giữa các dân tộc: bình đẳng, đoàn
                  kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển đi lên con đƣờng ấm no, hạnh
                  phúc. Ngƣời rất quan tâm chăm sóc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
                  đồng bào các dân tộc thiểu số. Khắc phục tàn dƣ tƣ tƣởng phân biệt, kì thị dân
                  tộc, tƣ tƣởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi. Ngƣời quan tâm xây dựng đội ngũ
                  cán bộ làm công tác dân tộc. Lên án, vạch trần mọi âm mƣu thủ đoạn lợi dụng
                  vấn đề dân tộc để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

                        1.2. Đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam
                        Việt Nam là một quốc gia dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc cùng sinh
                  sống. Các dân tộc ở Việt Nam có đặc trƣng sau:

                        1.2.1. Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn bó xây dựng
                  quốc gia dân tộc thống nhất.

                        Đâ  là đặc điểm nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam. Trong
                  lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta, do yêu cầu khách quan của công
                  cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch họa dân tộc ta đã phải sớm đoàn kết thống
                  nhất. Các dân tộc ở Việt Nam đều có chung cội nguồn, chịu ảnh hƣởng chung
                  của điều kiện tự nhiên, xã hội, chung vận mệnh dân tộc, chung lợi ích cơ bản -
                  quyền đƣợc tồn tại, phát triển. Đoàn kết thống nhất đã trở thành giá trị tinh thần
                  truyền thống quý báu của dân tộc, là sức mạnh để dân tộc ta tiếp tục xây dựng và
                  phát triển đất nƣớc.

                        1.2.2. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ trên địa
                  bàn rộng lớn, chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo.

                        Không có dân tộc thiểu số nào cƣ trú du  nhất trên một địa bàn mà không
                  xen kẽ với một vài dân tộc khác. Nhiều tỉnh miền núi các dân tộc thiểu số chiếm
                  đa số dân số nhƣ: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tu ên Quang, Lào Cai, Sơn La, Lai
                  Châu...



                                                              41
   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48