Page 42 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 42

Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc:

                        + Vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân
                  tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động xấu đến mỗi dân tộc và
                  quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần phải giải quyết.

                        Thực chất của vấn đề dân tộc là sự va chạm, mâu thuẫn lợi ích giữa các dân
                  tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan
                  hệ quốc tế diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

                        + Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài. Bởi do dân số và trình độ phát triển
                  kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không đều nhau; do sự khác biệt về lợi ích; do
                  sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tâm lí; do tàn dƣ tƣ tƣởng dân tộc lớn, dân
                  tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc; do thiếu sót, hạn chế trong hoạch định, thực thi chính
                  sách kinh tế - xã hội của nhà nƣớc cầm quyền; do sự thống trị, kích động chia rẽ
                  của các thế lực phản động đối với các dân tộc.
                        Vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lƣợc của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn
                  đề dân tộc gắn kết chặt chẽ với vấn đề giai cấp. Giải quyết vấn đề dân tộc vừa là
                  mục tiêu vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

                        - Giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm của V.I.Lênin

                        Đó là các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc đƣợc quyền tự quyết,
                  liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc.

                        + Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng là các dân tộc không phân biệt lớn, nhỏ,
                  trình độ phát triển cao hay thấp, đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trên
                  mọi lĩnh vực trong quan hệ giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc, và giữa
                  các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế; xoá bỏ mọi hình thức áp
                  bức, bóc lột dân tộc. Quyền bình đẳng dân tộc phải đƣợc pháp luật hoá và thực
                  hiện trên thực tế. Đâ  là qu ền thiêng liêng, là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc
                  tự quyết, xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc;

                        + Các dân tộc đƣợc quyền tự quyết, là quyền làm chủ vận mệnh của mỗi
                  dân tộc: quyền tự quyết định chế độ chính trị, con đƣờng phát triển của dân tộc
                  mình,  bao  gồm  cả  quyền  tự  do  phân  lập  thành  quốc  gia  riêng  và  quyền  tự
                  nguyện liên hiệp với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, phù hợp
                  với lợi ích chính đáng của các dân tộc. Kiên quyết đấu tranh chống việc lợi dụng
                  quyền tự quyết để can thiệp, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc;
                        + Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là sự đoàn kết công nhân các dân
                  tộc trong phạm vi quốc gia và quốc tế, và cả sự đoàn kết quốc tế của các dân tộc,
                  các lực lƣợng cách mạng dƣới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân để giải quyết
                  tốt vấn đề dân tộc, giai cấp, quốc tế. Đâ  là nội dung vừa phản ánh bản chất
                  quốc tế của giai cấp công nhân, vừa phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải
                  phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, đảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức
                  mạnh và khả năng để giành thắng lợi.

                        - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc


                                                              40
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47