Page 41 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 41

BÀI 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO



                        1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc

                        1.1. Một số vấn đề chung về dân tộc
                        1.1.1. Khái niệm

                        Dân tộc là cộng đồng ngƣời ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một
                  quốc gia, trên cơ sở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn
                  ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của
                  dân tộc. Khái niệm đƣợc hiểu:

                        - Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ)
                  để giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh
                  hoạt văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, nhƣ:
                  Dân tộc Kinh, dân tộc Mƣờng, dân tộc Thái...

                        - Dân tộc đƣợc hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc, là một cộng
                  đồng chính trị - xã hội, đƣợc chỉ đạo bởi một nhà nƣớc, thiết lập trên một lãnh
                  thổ chung, nhƣ: Dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa…
                        1.1.2. Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới, quan điểm chủ nghĩa Mác
                  Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc

                        - Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới

                        Hiện na , trƣớc sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ, xu thế
                  toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn
                  biến phức tạp, khó lƣờng. Nhƣ Đảng ta đã nhận định: trên thế giới, hoà bình,
                  hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trong quan hệ giữa các dân tộc. Toàn cầu
                  hoá và các vấn đề toàn cầu làm cho sự hiểu biết lẫn nhau và sự phụ thuộc lẫn
                  nhau giữa các dân tộc tăng lên, thúc đẩy xu thế khu vực hoá. Đồng thời các dân
                  tộc đề cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cƣờng, chống can thiệp áp đặt và
                  cƣờng quyền.

                        Mặt khác, quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra rất
                  phức tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Mâu thuẫn,
                  xung đột dân tộc, sắc tộc, xu hƣớng li khai, chia rẽ dân tộc đang diễn ra ở khắp
                  các quốc gia, các khu vực, các châu lục trên thế giới... Đúng nhƣ Đảng ta nhận
                  định : “Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn
                  giáo, chạ  đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, li khai, hoạt động khủng bố,
                  những tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp
                  tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp”. Vấn đề quan hệ dân
                  tộc, sắc tộc đã gâ  nên những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã
                  hội, môi trƣờng cho các quốc gia, đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới.

                        - Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và
                  giải quyết vấn đề dân tộc


                                                              39
   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46