Page 36 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 36

truyền  thống,  bản  sắc  văn  hoá  của  dân  tộc  Việt  Nam  đƣợc  khẳng  định,  lƣu
                  truyền và phát triển sánh vai với các cƣờng quốc năm châu.

                        Chủ quyền lãnh thổ, biển đảo và biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh
                  dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch
                  sử.  Từ  thủa  Hùng  Vƣơng  dựng  nƣớc  đến  thời  đại  Hồ  Chí  Minh, đứng  trƣớc
                  những kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức và quyết tâm
                  bảo vệ. Dù phải trải qua hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, phải chịu dƣới ách
                  đô hộ của các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc, ngƣời Việt Nam luôn phất
                  cao hào khí anh hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong dựng nƣớc và giữ nƣớc,
                  xây dựng và giữ gìn biên cƣơng lãnh thổ quốc gia, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
                  Tƣ  tƣởng  “Sông  núi  nƣớc  Nam  vua  Nam  ở”, ý  chí quyết  tâm  “Đánh  cho nó
                  phiến giáp bất hoàn; đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” của ông
                  cha ta đƣợc tiếp nối, khẳng định và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí
                  Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạ : “Các vua Hùng đã có công dựng nƣớc,
                  Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấ  nƣớc”.

                        Chủ  quyền lãnh thổ,  biển  đảo  và  biên giới quốc  gia  Việt  Nam  là  quyền
                  thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Nhà nƣớc Việt Nam,
                  nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn và bảo vệ quyền thiêng liêng, bất khả xâm
                  phạm đó. Luật Biên giới quốc gia của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
                  Nam khẳng định: “Biên giới quốc gia của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
                  Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới
                  quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền
                  quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng
                  cƣờng quốc phòng và an ninh của đất nƣớc”.

                        2.3. Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn
                  đề tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền,
                  toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau
                        Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quan
                  trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là quan điểm nhất quán
                  của Đảng và Nhà nƣớc ta. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của
                  Việt Nam, phù hợp với công ƣớc và luật pháp quốc tế, cũng nhƣ lợi ích của các
                  quốc gia có liên quan. Đảng và Nhà nƣớc ta coi việc giữ vững môi trƣờng hoà
                  bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
                  hoá theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nƣớc.

                        Trong giải quyết  các  vấn  đề  tranh  chấp  lãnh  thổ, biển  đảo và  biên giới,
                  Đảng và Nhà nƣớc ta luôn nhất quán thực hiện quan điểm giải quyết các tranh
                  chấp bằng thƣơng lƣợng hoà bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
                  thổ và lợi ích chính đáng của nhau.

                        Về những vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên bộ, trên biển do lịch
                  sử để lại, hoặc mới nẩ  sinh, Đảng và Nhà nƣớc ta khẳng định: “Việt Nam luôn
                  sẵn sàng thƣơng lƣợng hoà bình để giải quyết một cách có lý, có tình”. Việt
                  Nam ủng hộ việc giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong khu vực thông qua

                                                              34
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41