Page 32 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 32

BÀI 4: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ,

                                                 BIÊN GIỚI QUỐC GIA




                        1. Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia

                        1.1. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

                        - Quốc gia là thực thể pháp lý bao gồm ba yếu tố cấu thành: Lãnh thổ, dân
                  cƣ và qu ền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế.
                  Chủ quyền quốc gia là đặc trƣng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật
                  pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền.

                        - Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian đƣợc giới hạn bởi biên giới
                  quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầ  đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc
                  gia Việt Nam bao gồm: Vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thuỷ và lãnh
                  hải), vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
                        Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất
                  của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia; bộ phận
                  quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng
                  trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải. Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở
                  những điểm khác nhau (tách rời nhau), nhƣng các vùng đất đó đều thuộc lãnh
                  thổ thống nhất của quốc gia; hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở
                  ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán
                  đảo Đông Dƣơng, ven biển Thái Bình Dƣơng, có vùng đất quốc gia vừa là đất
                  liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang đến mũi
                  Cà Mau; các đảo nhƣ Phú Quốc, Cái Lân... và quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa.

                        Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tâ  Nam, với bờ biển dài
                  3.260 km, từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt
                  Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo
                  lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn
                  đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch
                  Long Vĩ…; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa; phía Tây Nam và Nam
                  có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

                        Nội thuỷ là vùng biển nằm ở phía trong của đƣờng cơ sở để tính chiều rộng
                  lãnh hải. Đƣờng cơ sở là đƣờng gãy khúc nối liền các điểm đƣợc lựa chọn tại
                  ngấn nƣớc thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ
                  nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố. Vùng nƣớc
                  thuộc nội thủy có chế độ pháp lý nhƣ lãnh thổ trên đất liền. Nội thuỷ của Việt
                  Nam bao gồm: Các vùng nƣớc phía trong đƣờng cơ sở; vùng nƣớc cảng đƣợc
                  giới hạn bởi đƣờng nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình
                  thiết bị thƣờng xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.

                        Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đƣờng cơ sở, có chế
                  độ pháp lý nhƣ lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc
                                                              30
   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37