Page 22 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 22

chân, buộc địch phải sa lầy tại địa phƣơng; vận dụng linh hoạt các hình thức
                  chiến thuật, các thủ đoạn chiến đấu, tạo thế, tạo lực cho bộ đội chủ lực, bộ đội
                  địa phƣơng chiến đấu, tham gia phục vụ chiến đấu giữ vững thế trận chiến tranh
                  nhân dân.

                        1.1.3. Nhiệm vụ của dân quân tự vệ

                        -  Sẵn  sàng  chiến  đấu,  chiến  đấu  và  phục  vụ  chiến  đấu  để  bảo  vệ  địa
                  phƣơng, cơ sở; phối hợp với các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quân, cảnh sát
                  biển và lực lƣợng khác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và chủ
                  quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam;

                        - Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực
                  lƣợng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực
                  phòng thủ; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính
                  quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nƣớc;
                        -  Thực  hiện  nhiệm  vụ  phòng,  chống,  khắc  phục  hậu  quả  thiên  tai,  dịch
                  bệnh, tìm kiếm, cứu nạn, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, bảo vệ môi trƣờng
                  và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác;

                        - Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính
                  sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về quốc phòng, an ninh; tham gia xây
                  dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa
                  phƣơng, cơ sở;

                        - Học tập chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự và diễn tập;

                        - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qu  định của pháp luật.
                         (Điều 8, Luật dân quân tự vệ năm 2009).

                        1.2. Nội dung xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

                        1.2.1. Phương châm xây dựng

                        Phƣơng  châm  xâ   dựng  dân  quân  tự  vệ  theo  hƣớng  “vững  mạnh,  rộng
                  khắp, coi trọng chất lƣợng là chính”.
                        - Vững mạnh: Đƣợc thể hiện là chất lƣợng phải toàn diện cả về chính trị tƣ
                  tƣởng, tổ chức, trình độ chính trị, quân sự và chuyên môn nghiệp vụ, biên chế
                  trang bị hợp lý, thống nhất, có kỷ luật nghiêm, cơ động nhanh, sẵn sàng chiến
                  đấu tốt. Mỗi tổ chức dân quân tự vệ phải luôn vững vàng;

                        - Rộng khắp: Lực lƣợng dân quân tự vệ đƣợc xây dựng ở hầu hết các làng,
                  bản, xóm, ấp xã, phƣờng, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, ở đâu có tổ chức
                  Đảng, chính quyền và có dân ở đó có tổ chức dân quân tự vệ, kể cả các doanh
                  nghiệp  ngoài  quốc  doanh.  Trƣờng  hợp  các  doanh  nghiệp  ngoài  quốc  doanh
                  không đủ điều kiện (không có tổ chức Đảng) tổ chức dân quân tự vệ nếu có yêu
                  cầu thì giám đốc doanh nghiệp đề nghị và đƣợc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành
                  phố trực thuộc trung ƣơng) đồng ý thì công dân đƣợc tham gia dân quân tự vệ ở




                                                              20
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27