Page 15 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 15

-  Thủ  đoạn  trên  lĩnh  vực  đối  ngoại:  Các  thế  lực  thù  địch  lợi  dụng  chủ
                  trƣơng Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các
                  nƣớc trên thế giới để tuyên truyền và hƣớng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ
                  nghĩa tƣ bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các
                  nƣớc lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tƣ quốc tế vào Việt
                  Nam. Đặc biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt
                  Nam với Lào, Cam-pu-chia và các nƣớc xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của
                  nƣớc ta trên trƣờng quốc tế.

                        2.2. Bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam

                        Các thế lực thù địch chú trọng nuôi dƣỡng các tổ chức phản động sống lƣu
                  vong ở nƣớc ngoài và kết hợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nƣớc gây
                  rối, làm mất ổn định xã hội ở một số vùng nhạy cảm nhƣ Tâ  Bắc, Tây Nguyên,
                  Tây Nam bộ của Việt Nam. Chúng tiến hành nhiều hoạt động xảo quyệt để lôi
                  kéo, mua  chuộc  quần  chúng nhân dân lao động  đứng  lên biểu  tình  chống  lại
                  chính quyền địa phƣơng và u  hiếp các đơn vị lực lƣợng vũ trang. Ở Tây Bắc,
                  chúng kích động ngƣời H’Mông đòi thành lập khu tự trị riêng. Ở Tây Nguyên,
                  chúng ra sức tuyên truyền thành lập nhà nƣớc Đề Ga, chờ thời cơ thuận lợi để
                  tiến hành lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

                        Thủ đoạn cơ bản mà các thế lực thù địch đã sử dụng để tiến hành bạo loạn
                  lật đổ chính quyền ở một số địa phƣơng nƣớc ta là: kích động sự bất bình của
                  quần chúng, dụ dỗ và cƣỡng ép nhân dân biểu tình làm chỗ dựa cho lực lƣợng
                  phản động trà trộn hoạt động đập phá trụ sở, rồi uy hiếp khống chế cơ quan
                  quyền lực của địa phƣơng. Trong quá trình gâ  bạo loạn, bọn phản động tìm mọi
                  cách để mở rộng phạm vi, quy mô, lực lƣợng và kêu gọi sự ủng hộ, can thiệp
                  của các thế lực bên ngoài trên tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại
                  giao…dƣới chiêu bài bảo vệ tự do dân chủ và nhân quyền, nhằm đạt đƣợc mục
                  đích làm mất sự ổn định chính trị tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc
                  ta.
                        Yêu cầu đặt ra là phải nâng cao cảnh giác cách mạng, kịp thời phát hiện âm
                  mƣu bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, dự báo đúng thủ đoạn, qu  mô, địa
                  điểm và thời gian. Nắm vững nguyên tắc xử lý trong đấu tranh chống bạo loạn
                  lật đổ là: nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tƣợng, sử dụng lực lƣợng và
                  phƣơng  thức  đấu  tranh  phù  hợp,  không  để  lan  rộng  kéo  dài.  Hoạt  động  đấu
                  tranh, xử lý bạo loạn luôn phải đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của
                  chính quyền, cơ quan tham mƣu và phối hợp thống nhất hành động cho các lực
                  lƣợng tham gia. Kịp thời phân hóa, cô lập và đấu tranh kiên quyết với bọn đầu

                  sỏ, cực đoan, giáo dục vận động những ngƣời dân lầm đƣờng, lạc lối.

                        3. Quan điểm và phƣơng châm của Đảng, Nhà nƣớc về phòng chống
                  chiến lƣợc “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ

                        3.1. Quan điểm chỉ đạo




                                                              13
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20