Page 141 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 141

3. Hô hấp nhân tạo

                        Hô hấp nhân tạo là biện pháp làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không
                  khí trong phổi ra ngoài để thay thế cho quá trình hô hấp tự nhiên khi ngƣời bị
                  nạn ngạt thở.

                        3.1. Nguyên nhân gây ngạt thở

                        Ngạt thở là biểu hiện của thiếu ôxi, có thể thiếu ôxi ở phổi, có thể thiếu ôxi
                  trong máu và tế bào, nhất là tế bào thần kinh, làm cho các tế bào bị tê liệt rồi
                  chết.
                        Ngạt thở thƣờng xảy ra trong một số trƣờng hợp sau:

                        - Do chết đuối (ngạt nƣớc): Ngƣời không biết bơi khi ngã xuống nƣớc, bị
                  nƣớc nhấn chìm sau 23 phút sẽ ngạt thở.

                        - Do vùi lấp: Khi bị sập hầm, đổ nhà cửa đất cát vùi lấp... ngực bị đ  ép,
                  mũi miệng bị đất cát nhét kín nhanh chóng gây ngạt thở.

                        - Do hít phải khí độc:

                        + Kẻ địch có thể sử dụng một số chất khí độc để gây ngạt nhƣ: Clorua
                  xianogien, axit xianhirit (HCN), phôt-pho-gien và đi-phôt-gien...
                        + Những ngƣời ở lâu trong các khu vực chật hẹp, hầm kín thƣờng xuyên
                  thiếu không khí, hay những ngƣời làm việc trong khu vực tiếp xúc với chất độc,
                  thiếu phƣơng tiện bảo hộ hoặc có nhƣng ngƣời lao động vi phạm các quy tắc bảo
                  đảm an toàn độc hại, có thể hít phải một số chất độc nhƣ: oxit cacbon (CO)...dễ
                  gây ngạt thở.

                        - Do tắc nghẽn đƣờng hô hấp trên: Ngƣời bị bóp cổ, ngƣời thắt cổ, ngƣời bị
                  nạn có nhiều đờm, dãi, máu, các chất nôn...ùn tắc đƣờng hô hấp trên gây ngạt
                  thở.

                        Ngƣời bị ngạt thở thƣờng nằm yên, không cử động, không tỉnh, hoạt động
                  hô hấp ngừng, lồng ngực thành bụng bất động, sắc mặt trắng nhợt hoặc tím tái,
                  chân tay lạnh giá, tim ngừng đập, mạch không sờ thấ , đặt sợi bông vào trƣớc
                  mũi không chu ển động.

                        3.2. Kỹ thuật cấp cứu ban đầu

                        Yêu  cầu:  “Cấp  cứu  nhanh, khẩn  trƣơng,  kiên  trì  và  thành  thạo  trong  kỹ
                  thuật”.
                        - Những biện pháp cần làm ngay

                        +  Loại  bỏ  nguyên  nhân  gây  ngạt:  Bới  đất  cát  cho  ngƣời  bị  vùi  lấp, với
                  ngƣời chết đuối, đƣa ngƣời bị nhiễm độc ra nơi an toàn (phải có phƣơng tiện bảo
                  vệ cho ngƣời cấp cứu), để ngƣời bị nạn tại nơi thông thoáng, tránh tập trung
                  đông ngƣời, nhanh chóng gọi ngƣời hỗ trợ và gọi cấp cứu lƣu động.

                        + Khai thông đƣờng hô hấp trên:



                                                              139
   136   137   138   139   140   141   142   143   144   145   146