Page 126 - Giáo trình Giáo dục quốc phòng và an ninh - trình độ trung cấp
P. 126

BÀI 9: KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƢƠNG



                        1. Cầm máu tạm thời

                        1.1.  Mục đích
                        Cầm máu tạm thời bằng những biện pháp đơn giản nhằm mục đích nhanh
                  chóng làm ngừng chả  máu để hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu, phòng
                  chống đƣợc các biến chứng xấu do mất nhiều máu.

                        1.2.  Nguyên tắc cầm máu tạm thời

                        - Phải khẩn trƣơng, nhanh chóng làm ngừng chảy máu
                        Các vết thƣơng ít nhiều đều có chảy máu, nhất là tổn thƣơng các mạch máu
                  lớn, máu chảy rất nhiều, cần phải khẩn trƣơng làm ngừng máu chảy, nếu không
                  mỗi giây phút chậm là thêm một khối lƣợng máu mất đi, sẽ có ngu  cơ dẫn đến
                  choáng hoặc chết do mất máu.

                        - Phải sử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thƣơng

                        Các biện pháp cầm máu tạm thời phải tùy thuộc vào tính chất chả  máu để
                  áp dụng các biện pháp kỹ thuật cầm máu phù hợp, xử trí đúng chỉ định theo yêu
                  cầu của từng vết thƣơng.

                        - Phải đúng qu  trình kỹ thuật

                        Các biện pháp cầm máu tạm thời đều có quy trình kỹ thuật nhất định. Tiến
                  hành cầm máu phải đúng kỹ thuật mới có thể đem lại hiệu quả cao.
                        1.3.  Phân biệt các loại chảy máu

                        Căn cứ vào mạch máu bị tổn thƣơng, có thể chia thành 3 loại chảy máu sau:

                        - Chảy máu mao mạch (các mạch máu rất nhỏ)

                        Máu đỏ thẫm, thấm ra tại chỗ bị thƣơng, lƣợng máu ít hoặc rất ít, có thể tự
                  cầm sau thời gian ngắn.
                        - Chả  máu tĩnh mạch vừa và nhỏ

                        Màu máu đỏ thẫm, chảy rỉ tại chỗ bị thƣơng, lƣợng máu vừa phải, không
                  nguy hiểm, nhanh chóng hình thành các cục máu bít các tĩnh mạch bị tổn thƣơng
                  lại. Tuy nhiên nếu tổn thƣơng các tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch cảm,
                  tĩnh mạch dƣới đòn...) sẽ gây chảy máu ồ ạt và nguy hiểm.

                        - Chả  máu động mạch

                        Máu đỏ tƣơi, chảy vọt thành tia (theo nhịp tim đập) hoặc trào qua miệng
                  vết thƣơng ra ngoài nhƣ mạch nƣớc đùn từ đá  giếng lên, lƣợng máu tùy theo
                  mức độ tổn thƣơng của động mạch.
                        Thực tế rất ít xảy ra chả  máu đơn thuần mao mạch, tĩnh mạch do vậy cần
                  thận trọng nhanh chóng xác định tính chất chảy máu mao mạch, tĩnh mạch hay

                  động mạch để quyết định biện pháp cầm máu thích hợp và kịp thời.
                                                              124
   121   122   123   124   125   126   127   128   129   130   131