Page 9 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 9

H×nh 1- 2.  Các thành phần cấu tạo cơ bản của cống
                       1- đốt cống ; 2- tường đầu cống ; 3- tường cánh cống ; 4- gia cố sân cống

                   5- móng thân cống ; 6- móng đầu cống ; 7- khe nối đốt cống ; 8- đất đắp trên cống

                 (a).  Đầu cống
                   -  Tác dụng:

                      +) Điều tiết dòng nước chảy vào và chảy ra khỏi cống;
                      +) Giữ ổn định cho mái dốc nền đắp hai đầu cống;

                      +) Giữ ổn định cho cống không bị dịch chuyển dọc.
                   -  Các bộ phận cơ bản của đầu cống gồm có:

                      +) Tường đầu, tường cánh được xây bằng đá hộc, gạch nung hoặc bê tông M150.
                         Mặt ngoài cống và phần tiếp giáp giữa tường đầu với nền đất trát lớp vữa xi
                         măng M100 dày 1cm.

                      +) Sân cống và gia cố thượng, hạ lưu cống.

                   -  Các dạng đầu cống: Có nhiều kiểu khác nhau nhưng phổ biến gồm có các kiểu
                      sau đây:

                      +) Kiểu hành lang:
                            Đặc điểm: có hai tường kéo dài song song với tim cống, được uốn cong ở

                              hai đầu ngoài và có chiều cao không đổi.
                            Ưu điểm: cải thiện tốt điều kiện dòng chảy, tổn thất thuỷ lực nhỏ mặt khác
                              do có hai tường kéo dài song song nên bậc nước dầu tiên trước cống bị

                              đẩy lùi và nằm hoàn toàn ngoài đầu cống mà không rơi vào trong thân
                              cống.

                            Nhược điểm: tốn vật liệu và thi công tương đối phức tạp.
                      +) Kiểu tường cánh chéo:

                            Đặc điểm: Là dạng cải tiến của kiểu hành lang, có hai tường cánh được
                              đặt mở rộng đầu ra phía ngoài và chiều cao thay đổi dần, phù hợp với độ
                              dốc của mái dốc nền đường. Góc mở tốt nhất của tường cánh so với tim
                                                                                                  0
                                               0
                                                                                            0
                              cống khoảng 30  đối với tường cánh thượng lưu và từ 12 -:-15  đối với
                              tường cánh hạ lưu. Trường hợp lưu tốc hạ lưu không lớn lắm thì dùng
                                                0
                              chung góc mở 30  cho cả 2 phía.
                            Ưu điểm: cải thiện tốt diều kiện dòng chảy, tổn thất thuỷ lục nhỏ và cấu
                              tạo đơn giản dễ thi công. Vì vậy đây là loại được sử dụng rất phổ biến.

                            Nhược điểm: bậc nước đầu tiên trước cống không nằm hoàn toàn ở ngoài
                              đầu cống mà rơi một phần vào trong thân cống. Để khắc phục và tăng khả
                              năng thoát nước cho cống có thể tôn cao đoạn thân cống kề với đầu cống
                              thượng lưu.

                      +) Kiểu 1/4 nón:

                                                             9
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14