Page 7 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 7

1.2.1  Phân loại cống

                 (a).  Theo vật liệu xây dựng:
                      +) Cống gạch: chủ yếu là cống vòm gạch;

                      +) Cống đá: có thể làm thành cống bản hoặc cống vòm đá. Cống đá thường rẻ,
                         chi phí bảo dưỡng thấp;

                      +) Cống bê tông: thường là cống tròn 4 khớp, cống vòm. Ưu điểm là tiết kiệm
                         được cốt thép, dễ đúc; nhược điểm dễ bị hư hỏng nếu thi công không tốt, khó
                         sửa chữa;

                      +) Cống bê tông cốt thép (BTCT): thường là cống tròn, cống bản, cống hình hộp
                         hoặc cống vòm. Ưu điểm là bền chắc dễ vận chuyển và lắp ghép. Nhược điểm

                         là tốn cốt thép. Cống hộp thường có giá thành cao;
                      +) Cống gỗ;

                      +) Cống kim loại,...

                 (b).  Theo hình thức cấu tạo chia thành:
                      +) Cống tròn: đường kính cống thường là 0,75-:-2,0m. Đặc điểm chịu lực tốt,

                         thích hợp với các loại nền móng, giá thành tương đối thấp. Tuy nhiên không
                         sử dụng được ở những nơi nền đắp thấp;

                      +) Cống bản nắp: do đặc điểm chịu lực của tấm bản nên có thể bố trí ở những nơi
                         đắp thấp và cũng có thể làm thành cống bản nổi;
                      +) Cống vòm;

                      +) Cống hộp: thích hợp với những chỗ nền móng tương đối yếu, lưu lượng thoát
                         nước tương đối lớn hoặc dùng làm cống chui dân sinh. Giá thành cao, thi công

                         phức tạp;
                 (c).  Dựa theo tình hình đất đắp trên cống chia thành:

                      +) Cống chìm: chiều cao đất đắp trên cống  50cm, thích hợp với những đoạn

                         nền đường đắp cao hay suối sâu;
                      +) Cống nổi: đỉnh cống nằm ngay dưới lớp kết cấu áo đường hoặc nằm tực tiếp
                         trên bề mặt xe chạy. Loại cống này thích hợp với những đoạn nền đường đắp
                         thấp hay các đoạn mương rãnh nông.


                 (d).  Dựa theo tính chất thuỷ lực:
                      +) Cống chảy không áp: khi chiều sâu mực nước ở cửa vào nhỏ hơn chiều cao
                         miệng cống, mực nước trên toàn bộ chiều dài cống thường không tiếp xúc với

                         đỉnh cống. Loại này thường dùng cho phần lớn các loại cống;
                      +) Cống chảy bán áp: khi chiều sâu mực nước ở cửa vào tuy lớn hơn chiều cao

                         cửa cống, nhưng nước chỉ ngập miệng mà không ngập trên toàn bộ chiều dài
                         cống;


                                                             7
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12