Page 55 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 55

phải đặt hướng tâm. Phần xây của bộ phận chân vành vòm phải liên kết với phần
                      xây của tường bên bằng đá năm cạnh, hoặc mạch xây hình nan quạt thẳng góc với

                      đường trục vòm.
                   -  Chỗ khớp đỉnh vòm nên dùng đá to có chiều cao lớn hay bằng chiều dài vành

                      vòm và nên khớp vòm lúc nhiệt độ không khí thấp nhất để giảm bớt sự biến dạng
                      của vành vòm.

                   -  Khi xây bằng đá hộc xô bồ thì theo kinh nghiệm:
                           Xen kẽ răng ngựa, xếp các hòn đá sao cho mặt tiếp xúc giữa chúng là lớn
                             nhất, bất cứ mặt cắt nào cũng không được trùng mạch.

                           Xây đứng mặt trục: các hòn đá phải đặt đứng (hướng tâm) không được đặt
                             nằm ngang, các mặt của hòn đá phải hướng về trục vòm, các mạch vừa

                             phải hướng về tâm vòm. Chiều nhỏ của hòn đá đẻ phía dưới (trong), chiều
                             lớn của hòn đá để phía trên (ngoài).
                           Chèn khuyết, sửa chân: mặt dưới của hòn đá cần phải sửa cho bằng phẳng,

                             mặt tiếp giáp giữa các hòn đá ở chân phải thật phẳng để đảm bảo độ dày
                             của vành vòm, các khe hở của khối xây cần dùng vữa đá nhỏ hoặc bê tông
                             đá dăm để chèn.

                           Để vữa tỳ chặt: rải vữa trước rồi đặt đá lên vữa tỳ mạnh cho vữa trồi lên,
                             sau đó đổ vữa vào mặt đứng và dồn chặt lại nếu các ke rộng quá 3cm thì
                             phải chèn đá con cho chắc và tiết kiệm vữa.

                           Thà cao hơn thấp: khi các hòn đá chồng lên nhau mà cao hơn vành vòm thì
                             không nên chặt bỏ đi.

                   -  Sau khi xây xong vành vòm thì trước khi hạ giá vòm thì phải xây bộ phân bảo vệ
                      chân vòm để chống lực ngang phát sinh khi hạ giá vòm, bộ phận bảo vệ chân
                      vòm có thể được xây bằng đá cường cộ thấp và xây vữa mác thấp. Chiều cao bộ
                      phận bảo vệ chân vòm không nhỏ hơn 2 lần chiều cao thân vòm.


               4.7.6. Tháo giá vòm
                   -  Khi khối xây vành vòm gần đạt được đến cường độ thiết kế thì mới được phép
                      tháo dỡ, tức là sau khi xây xong từ 15 -:- 20 ngày và tốt nhất từ 28 -:- 30 ngày.

                   -  Nên tháo giá vòm lúc nhiệt độ không khí cao, vì khi đó vòm dãn nở.

                   -  Khi tháo giá vòm phải làm đồng thời đối xứng hai bên, và dọc cống phải hạ từ từ
                      tránh làm cho vòm chịu lực đột ngột.

                   -   Nếu dùng khuôn vòm đất thì phải đào từ hai đầu cống và từ trên đỉnh xuống thật
                      đối xứng. Khi đã đào xuống quá nách (chân) vòm thì bắt đầu tháo dỡ lớp bảo vệ

                      khuôn vòm rồi trát mạch vữa của mặt dưới vòm. Sau đó tiếp tục tháo dỡ cho đến
                      hết.

               4.7.7. Làm tầng phòng nước và khe nối

                                                            55
   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60