Page 40 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 40

-  Tính chiều sâu xói ở hạ lưu trên đoạn dòng nước rơi:

                                                 2.h
                                     h   K.V       t   a
                                       x
                                              t
                                                  g
                            K:      hệ số phụ thuộc vào độ dốc của cống, thường K 1,85
                   -  Đoạn gia cố phẳng phải làm trên toàn bộ chiều dài nước rơi l  và cuối đoạn gia cố
                                                                                      r
                      phải đặt mái nghiêng bảo vệ chôn sâu dưới chiều sâu xói 0,5m. Chiều dày đoạn

                      gia cố lấy tương tự như phần gia cố gần cống.




                                      § 3.7.  NGUYÊN LÝ TÍNH TOÁN KẾT CẤU
               3.7.1. Tải trọng tính toán

                   -  Các loại tải trọng bao gồm : Tĩnh tải và hoạt tải. Tải trọng của tĩnh tải và hoạt tải
                      tác dụng qua nền đắp tạo áp lực thẳng đứng và nằm ngang lên kết cấu cống.

                      +) Tĩnh tải gồm trọng lượng bản thân của kết cấu và áp lực của đất xung quanh.

                      +) Hoạt tải là do tải trọng của đoàn xe truyền xuống qua lớp đất đắp.
                   -  Áp lực đất (tĩnh tải) tác dụng lên cống tuỳ thuộc vào chiều cao nền đắp, loại đất,

                      điều kiện ổn định của nền dưới nền đắp và của bản thân nền đắp. Có 4 trường hợp
                      về điều kiện ổn định của nền dưới nền đắp và bản thân nền đắp xung quanh cống
                      như sau:

                 (a).  Nền dưới nền đắp không lún và nền đắp lún:

                   -  Do chiều cao đất đắp hai bên và trên cống khác nhau nên độ lún toàn bộ khác
                      nhau tạo nên mặt trượt giữa cột đất trên cống và đất xung quanh. Vì vậy áp lực
                      đất tác dụng trên cống trong trường hợp này lớn hơn trọng lượng cột đất bên trên

                      đỉnh cống một lượng bằng lực ma sát phát sinh di sự trượt tương đối đó.

                 (b).  Nền dưới nền đắp lún và nền đắp cũng lún:
                   -  Áp lực tác dụng lên nền ở hai bên và dưới cống khác nhau nên độ lún của nền ở
                      hai bên cống lớn hơn dưới cống. Riêng đất nền đắp cũng vậy, vì vậy phát sinh

                      mặt trượt tương đối giữa cột đất trên cống và đất xung quanh. Áp lực tác dụng lên
                      cống cũng phải kể đến ảnh hưởng của ma sát phát sinh do sự trượt đó.

                 (c).  Nền dưới nền đắp lún và nền đắp không lún:

                      +) Trường hợp này tương tự như trường hợp thứ 2. Khi đó mặt trượt phát sinh do
                         độ lún không đều giữa hai bên và dưới cống của nền dưới nền đắp.

                 (d).  Nền dưới nền đắp không lún và nền đắp không lún:

                   -  Trường hợp này không phát sinh mặt trượt tương đối. Áp lực tác dụng trên cống
                      chỉ do tác dụng của trọng lượng cột đất trên cống sinh ra.



                                                            40
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45