Page 33 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 33

+) Đáy lòng dẫn nước phía hạ lưu có thoát được nước hay không. Nếu độ dốc hạ
                         lưu quá nhỏ thì dẫn đến ứ đọng, bồi lắng.

                      +) Quy định về cao độ cống tưới nước nông nghiệp phải phù hợp với thuỷ lợi,
                         nguyên tắc là phải có lợi cho sản xuất nông nghiệp.

                   -  Khi đáy suối có độ dốc lớn thì phải xét tổng hợp về kiểu loại cống, loại móng,
                      điều kiện địa chất theo nguyên tắc kinh tế.

                                                                                     3
                   -  Đối với địa hình dốc lớn, khi lưu lượng nước nhỏ (Q < 1m /s) mà chiều cao nền
                      đắp không hạn chế, thì có thể đặt cống trên nền đắp có dộ dốc bằng độ dốc phân
                      giới và cao độ đầu cống hượng lưu trùng với cao độ suối tự nhiên hoặc đặt cống

                      trên nền nửa đào, nửa đắp.
                                                         3
                   -  Khi lưu lượng nước lớn (Q > 1m /s), nơi địa hình dốc lớn, vận tốc nước chảy lớn
                      nên dễ gây ra xói mòn lòng dẫn, có thể phá hoại công trình cầu cống thoát nước.
                      Vì vậy lòng dẫn thượng, hạ lưu phải có biện pháp gia cố đặc biệt để đảm bảo sự
                      làm việc an toàn của cầu cống. Biện pháp thường dùng là xây dựng các dốc nước,
                      bậc nước, giếng tiêu năng.

                   -  Khi độ dốc lòng suối từ 0,2%-:-2% thì nên đặt cống ở độ dốc phân giới, thượng
                      và hạ lưu cống đặt dốc nước loại thông thường có tiết diện không đổi hoặc dốc

                      nước có độ nhám cao. Đoạn quá độ giữa dốc nước và cống là dốc nước có tiết
                                                0
                      diện thay đổi (góc mở 15 ). Chỗ vào cống bố trí một đoạn bằng, không dốc nhằm
                      làm giảm sức chảy.

                   -  Khi độ dốc lòng suối > 2% và lưu tốc đoạn cuối dốc nước quá lớn, khi đó mới
                      dùng bậc nước và giếng tiêu năng.

                   -  Khi độ dốc lòng suối quá lớn có thể dùng biện pháp đặt giếng tiêu năng ở đầu
                      cống  thượng  lưu.  Biện  pháp  này  không  áp  dụng  trong  trường  hợp  dòng  chảy
                      mang nhiều phù sa, cỏ rác, dễ làm bẩn giếng và gây tắc cống.

                   -  Khi độ dốc lòng suối quá lớn mà xét thấy nếu đặt cống ở độ dốc phân giới thì
                      khối lượng tăng nhiều thì có thể đặt cống theo độ dốc lớn. Khi đó phải có biện

                      pháp đặc biệt để giữ cho cống không bị trôi; móng cống phải làm bằng đá xây
                      hay bê tông; đáy móng phải tạo bậc, tường đầu cống phải tăng kích thước có tác
                      dụng như tường chắn.

                   -  Khi bố trí cống có độ dốc (>5%) phải tuân theo các quy định sau đây:
                      +) Cống vòm và cống bản, thân cống bố trí kiểu bậc thang; chiều cao bậc lớn

                         nhất không qúa 0,7m nhưng mép trên đỉnh cống vòm đoạn sau không được
                         thấp hơn mép dưới đỉnh vòm của đoạn trước để tránh tụt đất vào trong cống
                         và thuận tiện cho việc bảo dưỡng.

                      +) Đối với cống tròn, thân cống bố trí thẳng xiên; móng cống phải làm bằng bê
                         tông hay đá xây và làm kiểu bậc thang; cũng có thể bố trí thân cống kiểu bậc



                                                            33
   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38