Page 25 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 25

phí thi công nền đắp thường đắt hơn cầu. Thường nền đắp cao 25-:-30m thì 1m
                      cầu gần bằng 1m nền đắp.

                   -  Vùng đầm lầy để giảm ứng suất đáy móng, tốt nhất là dùng cầu, không nên dùng
                      cống.

                   -  Khi thiết kế thoát nước trên sườn núi, nếu dùng cầu nhỏ và cống mà giá thành
                      không chênh lệch nhau bao nhiêu thì nên dùng cầu. Đặc biệt là vùng nền đào

                      sườn núi, lưu lượng nước lớn thi khi đó nên dùng cầu nhỏ và phía thượng lưu làm
                      dốc nước hay các công trình phụ trợ khác.
                   -  Khi tuyến đường qua vùng hồ chứa nước hay qua các dòng nhánh thì tốt nhất là

                      dùng cầu, trường hợp lưu lượng nhỏ thì mới xét đến dùng cống.

                   -  Ở những đoạn quy hoạch thuỷ lợi, hệ thống thoát nước của thành phố hay các nhà
                      máy, công trường, hầm mỏ,... phải tăng tường liên hệ với các đơn vị hữu quan,
                      khi bố trí cầu cống cần phải xét tổng hợp, phải kiểm tra ảnh hưởng nước dâng
                      không nên thu hẹp khẩu độ, nên phân tán, không nên sát nhập.

                   -  Vùng đất  yếu, nếu đặt cống dễ bị lún mạnh làm chìm cống, dễ bị đọng nước,
                      đọng bùn bảo dưỡng không tiện, vì vậy nên làm cầu nhỏ.

                                                                                3
                   -  Nói chung khi lưu lượng dòng nước tính toán dưới 15m /s thì nên dùng cống tròn
                      BTCT sẽ có giá thành rẻ hơn cầu với bất kỳ chiều cao nền đắp nào. Khi chiều cao
                      nền đắp tối thiểu không đảm bảo thì nên dùng cầu nhỏ hay cống bản nổi. Khi lưu
                                             3
                      lượng nước trên 20m /s, nếu chiều cao nền đắp thoả mãn yêu cầu tối thiểu thì
                      trong nhiều trường hợp dùng cống rẻ hơn cầu. Khi chiều cao nền đắp lớn hơn 5-:-
                      6m khối lượng mố cầu tăng nhanh thì trường hợp này dùng cống vòm đá xây

                      dựng hay bê tông rẻ hơn cầu.

                                         § 3.4.  TÍNH TOÁN KHẨU ĐỘ CỐNG

               3.4.1. Các chế độ chảy của nước trong cống

                   -  Tuỳ chiều sâu ngập và kiểu đầu cống ở thượng lưu mà người ta quy định ra các
                      chế độ chảy tự do, bán áp hoặc có áp lực.

                   -  Cống làm việc ở chế độ chảy tự do (không áp) khi chiều cao nước dâng trước
                      cống (H) thấp hơn chiều cao cống (h ) hoặc không cao hơn 20% chiều cao cống
                                                             T
                      (H  1,2h ). Trên toàn bộ chiều dài cống dòng chảy có bề mặt tự do. (hình 3.1-a)
                                T
                   -  Cống làm việc ở chế độ chảy bán áp khi chiều cao nước dâng trước cống (H) lớn

                      hơn chiều cao cống 20% đối với đầu cống kiểu thông thường và 40% đối với đầu
                      cống kiểu hình loa (H  1,2-:-1,4h ). Phần vào cống làm việc với mặt cắt đầy còn
                                                          T
                      trên toàn bộ chiều dài còn lại dòng chảy có bề mặt tự do. (hình 3.1-b)

                   -  Cống làm việc ở chế độ chảy có áp khi chiều cao nước dâng trước cống cao hơn
                      chiều cao cống 20% đối với đầu cống kiểu thông thường và 40% đối với đầu



                                                            25
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30