Page 11 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 11

-  Có tác dụng truyền và phân chia áp lực của tải trọng xuống nền đất và giữ ổn
                      định cho cống theo phương thẳng đứng. Trong một số trường hợp móng hai đầu

                      cống còn có tác dụng giữ ổn định dọc cống, không cho cống bị trôi và chống
                      thấm nước vào nền đất dưới móng cống.
                   -  Móng cống có cấu tạo tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất và yêu cầu kỹ thuật của
                      công trình. Thông thường nền móng của cống được chia làm 3 loại bao gồm:

                      +) Loại I: móng cống đặt trên nền đất thiên nhiên. Loại móng này áp dụng đối
                                                                                                  2
                         với loại đất nền là sỏi cuội, cát chặt, sét cứng có cường độ > 2,5kg/m . Cao độ
                         đặt cống trên mực nước ngầm tối thiểu là 0,3m.

                      +) Loại II: móng cống là một lớp đệm đá dăm trộn cát. Loại móng này áp dụng
                         đối với nền là đá phong hoá hoặc lớp đất sét, cát hạt nhỏ, nền đất không thoát
                         nước.

                                                                                   2
                      +) Loại III: móng được xây bằng đá có cường độ 40kg/m  trở lên hoặc gạch mác
                         M100 xây bằng vữa xi măng mác M100, làm bằng bê tông hoặc BTCT lắp

                         ghép. Loại móng này được áp dụng đối với tất cả các loại đất sét, đất cát có
                         cường độ tính toán lớn hơn ứng suất tính toán dưới đất móng.
                   -  Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của các loại móng cống mà người ta lại chia ra làm
                      loại là móng mềm và móng cứng. Móng cứng là loại móng cống được đặt trên

                      nền đá tự nhiên hay móng đá xây, bê tông, bê tông độn đá hộc, hoặc BTCT.
                   -  Khi xây dựng các cống có mặt cắt ngang lớn trong nền đất yếu hoặc nền đất đắp
                      cao hoặc cống có độ dốc lớn nên dùng kiểu móng cống dạng khối để tránh cho
                      cống không bị biến dạng cục bộ do móng bị lún không đều.

                 (d).  Đất đắp trên cống

                   -  Để bảo vệ thân cống và lớp sơn phòng nước thì sau khi xây xong cống phải đắp
                      ngay đất trên các đoạn cống, đất đắp trên cống dùng như loại đất đắp nền. Khi
                      đắp phải chia thành từng lớp dày 15-:-20cm.


                                § 1.3.  ĐẶC ĐIỂM CỐNG VÙNG SƯỜN NÚI
                      Khi tuyến đường đi qua vùi đồi núi hiểm trở, sườn dốc lớn thì độ dốc mặt đất tự

                      nhiên thường rất lớn vì vậy khi đặt cống thì độ dốc đáy cống cũng thường rất lớn.
                      Để đảm bảo an toàn cho cống và thoát nước thì cần phải xây dựng các công trình
                      phụ trợ ở thượng lưu và hạ lưu cống.

                      Các công trình phụ trợ cho cống trên dốc lớn gồm có: dốc nước (loại có tiết diện
                      không đổi và loại có tiết diện thay đổi); bậc nước (loại đơn, nhiều bậc, và loại

                      bậc nước có giếng tiêu năng hoặc không có giếng tiêu năng); giếng tiêu năng,...

                 (a)  Dốc nước
                      Là hình thức đem độ chênh cao của đáy suối phân bố trên một đoạn dài nào đó,

                      được xác định bởi thế năng của dốc nước.


                                                            11
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16