Page 9 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 9

CHƯƠNG I: CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

                       1.1. Khái niệm chung

                       1.1.1. Phân loại tính chất của vật liệu xây dựng (VLXD)
                       Quá trình làm việc trong kết cấu công trình, vật liệu ph ải chịu sự tác dụng
                  của tải trọng bên ngoài và môi trường xung quanh. Tải trọng sẽ gây ra biến dạng
                  và ứng suất trong vật liệu. Do đó, để kết cấu công trình làm việc an toàn thì trướ
                  c tiên vật li ệu phải có các tính chất cơ học theo yêu cầu. Ngoài ra, vật liệu còn
                  phải có đủ độ bền vững chố ng l ại các tác d ụng vật lý và hóa học của  môi
                  trường. Trong một số trường hợp đối với vật liệu còn có mộ t số yêu cầu riêng
                  về nhiệt, âm, chống phóng xạ v.v... Như vậy, yêu cầu về tính chất của vật liệu rất
                  đa dạng. Song để nghiên cứu và sử dụng vật liệu, có thể phân tính ch ất của nó
                  thành những nhóm nh ư: nhóm tính chất đặc trưng cho trạng thái và cấu trúc,
                  nhóm tính ch ất vật lý, tính chất cơ học, tính chất hóa học và một số tính chất

                  mang ý nghĩa tổng hợp khác như tính công tác, tính tuổi thọ v.v...
                       Các tham số đặc trưng cho tr ạng thái và cấu trúc của vật liệu là những tính
                  chất đặc trưng cho quá trình công nghệ, thành phần pha, thành phần khoáng hóa,
                  thí dụ khối lượng riêng, khối lượng thể tích, độ rỗng, độ đặc, độ mịn, v.v...
                       Những tính chất vật lý xác định mối quan hệ củ a vật liệu với môi trường
                  như tính chất có liên quan đến nước, đến nhiệt, điện, âm, tính lưu biến của vật

                  liệu nhớt, dẻo...
                       Những tính chất cơ học xác định quan hệ củ a vật liệu với bi ến dạng và sự
                  phá hủy nó dưới tác dụng của tải trọng như cường độ, độ cứng, độ dẻo v.v...
                       Các tính chất hóa học có liên quan đến những bi ến đổi hóa học và độ bền
                  vững của vật liệu đối với tác dụng của các nhân tố hóa học.
                       Để tránh nh ững ảnh hưởng của các yếu tố khách quan trong quá trình thí
                  nghiệm, các tính chất của vật liệu phải được xác định trong điều kiện và phương
                  pháp chu ẩn theo quy đị nh của tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam. Khi đó tính chất
                  đượ c xác định là những tính chất tiêu chuẩn. Ngoài các tiêu chuẩn nhà nước còn

                  các tiêu chuẩn cấp ngành, cấp bộ.
                       Các tiêu chuẩn có thể được bổ sung và chỉnh lí tùy theo trình độ sản xuất và

                  yêu cầu sử dụng vật liệu.
                       Hiện nay ở n ước ta, đố i với 1 số loại VLXD chưa có tiêu chuẩn và yêu cầu

                  kỹ thuật quy định thì có thể dùng các tiêu chuẩn của nước ngoài.


                       1.1.2 Quan hệ giữa cấu trúc và tính chất
                       Cấu trúc của vật liệu được biểu thị ở 3 mức: cấu trúc vĩ mô (cấu trúc có thể
                  quan sát bằng mắt thường), cấ u trúc vi mô (chỉ quan sát bằng kính hiển vi) và
                  cấu trúc trong hay cấu tạo chất (phải dùng những thiết bị hiện đại để quan sát và

                  nghiên cứu như kính hiển vi điện tử, phân tích rơngen)
                       Cấu trúc vĩ mô .Bằng mắt thường ng ười ta thể phân biệt các dạng cấu trúc
                  này như: đá nhân tạo đặc, cấu trúc tổ ong, cấu trúc dạng sợi, dạng lớp, dạng hạt

                  rời...


                                                                                                           6
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14