Page 65 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 65

trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp, vì chúng dễ gây r ạn nứt cho công trình
            do chênh lệch nhiệt độ giữa b ề mặt và trong lòng kh ối bê tông. Vì vậy đối với
            những công trình bêtông khối lớn ph ải chú ý đến kỹ thuật thi công phân đoạn, mặt

            khác nếu cần thiết phải dùng loại xi măng có hàm lượng thành phần khoáng C S và
                                                                                                 3
            C A thấp vì đây là 2 loại khoáng có lượng nhiệt tỏa ra nhiều nhất.
              3
                  Cường độ chịu lực và mác của xi măng
                  Khái niệm: Xi măng thường dùng để chế tạo bê tông, vữa và nhiều loại vật
            liệu đá nhân tạo khác. Trong kết cấu bê tông, vữa và vật  liệu đá nhân tạo sử
            dụng xi măng, chúng có thể chịu nén, chịu uốn. Cường độ chịu nén và chịu u ốn

            của vữa xi măng càng cao thì cường độ nén và uốn của bê tông cũng càng lớn.

                  Giới hạn cường độ u ốn và nén củ a vữa xi măng được dùng làm cơ sở để
            xác định mác xi măng và mác xi măng là chỉ tiêu cần thiết khi tính thành phần

            cấp phối bê tông và vữa.
                  Theo TCVN 6016-1995, mác của xi măng được xác định theo cường độ
            chịu uốn của các mẫu hình dầm kích thước 40 x 40 x 160 mm và cường độ chịu
            nén củ a các nửa mẫu hình dầm sau khi uốn, các mẫu thí nghiệ m này được bảo
            dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn (1 ngày trong khuôn ở môi trường nhiệt độ
            27±1°C,  độ  ẩm  không  nhỏ  hơn  90%,  27  ngày  sau  trong  nước  ở  nhiệt  độ

            27±1°C).

                  Theo cường độ chịu lực, xi măng pooc lăng gồm các mác sau: PC30; PC40;
            PC50.
                  Trong đó : PC : Ký hiệu cho xi măng pooc lăng.
                                                                                                2
                  Các trị số 30; 40; 50 là giới hạn bền nén sau 28 ngày tính bằng N/mm , xác
            định theo TCVN 6016-1995.
                   Trong quá trình vận chuyển và cất gi ữ, xi măng hút ẩm dần dần vón cục,
            cường độ giảm đi, do đó trướ c khi sử dụng xi măng nhất thiết phải thử l ại
            cường độ và sử dụng xi măng theo kết quả kiểm tra chứ không dựa vào mác ghi
            trên bao.

                  Phương pháp xác định :
                  Mác xi măng được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6016-1995 là phương
            pháp dẻo (phương pháp mềm).

                  Muố n xác định cường độ nén và u ốn của xi măng phải đúc các mẫu thử
            hình lăng trụ tiêu chuẩn (d ầm) 40 x 40 x 160 mm bằng vữa xi măng cát với tỷ lệ
            1:3 theo khối lượng. Tỷ lệ nước/xi măng bằng 0,5.
                  Dùng các khuôn tiêu chuẩn bằng thép đúc 3 mẫu, gạt bằng và miết phẳng
            bề mặt các mẫu, đặt các khuôn mẫu đó vào thùng giữ

            ẩm sau 24 ± 2 giờ thì tháo khuôn lấy mẫu ra ngâm vào
            nước, thể tích nước chứa trong thùng ph ải bằng 4 lần
            thể tích các mẫu th ử và mực nước phả i cao hơn mặt
            mẫu  tối  thiểu  5cm,  thỉnh  thoảng  thêm  nước  để  mực
            nước  không  đổi,  27  ngày  thì  lấy  mẫu  ra  khỏi  thùng
            nước, lau khô mặt mẫu rồi thử cường độ ngay không để

            chậm quá 30 phút.                                                Hình 4-11: Sơ đồ đặt mẫu uốn

                  Xác định cường độ chịu uốn của mẫu thử như sau:



                                                                                                       62
   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70