Page 54 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 54

Nhờ có khoáng C S, C F, CA và CF mà vôi thủy rắn chắc được trong môi
                                                  2
                                            2
                  trường ẩm ướt và trong nước.

                       Thành  phần  CaO  và  MgO  không  rắn  chắc  được  trong  môi  trường  nước
                  nhưng nó làm cho vôi thủy dễ tôi hơn.


                       4.5.2. Tính chất
                       Khối lượng riêng , khối lượng thể tích
                                                                                 3
                                Khối lượng riêng  : ρ = 2200 - 3000 kg/m  .
                                                                               3
                                Khối lượng thể tích : ρ  = 500 - 800 kg/m  .
                                                          v
                       Độ mịn
                       Khi độ mịn càng cao thì quá trình cứng rắn xảy ra càng nhanh, triệt để,
                  cường độ chịu lực tốt. Do đó độ mịn của vôi thủy phải đảm bảo chỉ tiêu lượng
                                              2
                  lọt qua sàng 4900 lỗ /cm  ≥ 85% (tương đương như xi măng pooc lăng). Bột vôi
                  thủy có màu hồng nhạt.
                       Khả năng rắn chắc trong nước
                       Khả năng rắn chắc trong nước của vôi thủy yếu hơn xi măng và phụ thuộc

                  vào hàm lượng các khoáng C S; C F ; CA ; CF, các khoáng này càng nhiều thì
                                                    2
                                                          2
                  khả năng rắn chắc trong nước càng mạnh.
                       Cường độ chịu lực
                       Khả n ăng chịu lực của vôi thủy cao hơn vôi không khí nh ưng thấp hơn xi
                  măng pooc lăng và được đánh giá thông qua cường độ chịu nén.
                                                                                        2
                       Cường độ chịu nén của vôi thủy thường từ 20 - 50 kG/cm .
                       Giới hạn cường độ nén của vôi thủy là cường độ nén trung bình của các
                  mẫu thí nghiệm hình lập ph ương có cạnh 7,07 cm được chế tạo bằng vữa vôi
                  thủy: cát, tỷ lệ 1:3 (theo khối lượng) ở tuổi 28 ngày.
                       Cách xác định cường độ nén của vôi thủy như sau:
                       Trộ n 900g b ột vôi th ủy với 2700g cát thông thường và 360 g n ước. Cho
                  hỗn hợp vữa vào 3 khuôn mẫu hình lập phương cạnh 7,07cm thành 2 lớp, đầm
                  chặt, gạt bằng và miết phẳng bề mặt các mẫu. Để các khuôn mẫu trong thùng
                  dưỡng hộ ẩ m 24 ± 2 giờ, sau đó tháo khuôn và dưỡng hộ ẩm 6 ngày, ngâm tiếp

                  trong nước thêm 21 ngày nữa.
                       Sau 28 ngày kể từ ngày đúc mẫu được vớt lên lau khô bằng vải rồi đem thí
                  nghiệm xác định cường độ chịu nén.

                       4.5.3. Công dụng và bảo quản

                       Công dụng
                       Vôi thủy được dùng để sản xuất vữa xây, vữa trát, sản xuất bê tông mác
                  thấp.
                       Tr ước khi cho v ữa vôi thủy tiếp xúc với môi trường nước phải để trong
                  môi trường không khí 2- 5 ngày (nếu là vôi thủy mạnh), 2 - 3 tu ần (nếu là vôi
                  thủy yếu) sau đó mới cho tiếp xúc với nước để thành phần CaO rắn chắc theo
                  cách cacbonat hóa.




                                                              57

                                                                                                          51
   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59