Page 45 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 45

Chất kết dính rắn trong Ôtôcla
                  Bao gồm những chất có khả năng trong môi trường hơi nước bão hoà có
                                 o
            nhi ệt độ 175÷200 C và áp suất 8÷12 atm để hình thành ra “ đá xi măng“. Chất
            kết dính này có 2 thành phần chủ y ếu là CaO và SiO . Ở đ iều kiện thường ch ỉ
                                                                         2
            có CaO đóng vai trò kết dính nhưng trong đi ều kiện ôtôcla thì CaO tác dụng với

            SiO  tạo thành các khoáng mới có độ bền nước và khả năng chịu lực cao. Các
                 2
            chất kết dính thường gặp trong nhóm này là: chất kết dính vôi silic; vôi tro; vôi
            xỉ, ...

                  4.2. Vôi rắn trong không khí
                  4.2.1. Khái niệm
                  Vôi rắn trong không khí (gọi tắt là vôi) là chất kết dính vô cơ rắn trong

            không khí, dễ sử dụng, giá thành hạ, quá trình sản xuất đơn giản.

                  Nguyên liệu để sản xuất vôi là các loại đá giàu khoáng canxit cacbonat
            CaCO  như đá san hô, đá vôi, đá đôlômit với hàm lượng sét không lớn hơn 6%.
                   3

            Trong đó hay dùng nhất là đá vôi đặc.
                  Để nung vôi trước hết phải đập đá thành cục 10-20 cm, sau đó nung ở nhiệt
                            0
            độ 900 - 1100 C, thực chất của quá trình nung vôi là thực hiện phản ứng:
                                        CaCO          CaO + CO ↑- Q .
                                               3
                                                                       2
                  Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch vì vậy khi nung vôi phải thông
            thoáng lò để khí cacbonic bay ra, phản ứng theo chiều thuận sẽ mạnh hơn và
            chất lượng vôi sẽ tốt hơn.
                  Phản ứng nung vôi là phản ứng xảy ra từ ngoài vào trong nên các cục đá
            vôi đem nung phải đều nhau để đảm bảo chất lượng vôi, h ạn chế hiện tượng vôi
            non lửa (vôi sống) và vôi già lửa (vôi cháy). Khi vôi non l ửa thì bên trong các
            cục vôi sẽ còn một ph ần đ á vôi (CaCO  ) chưa chuyển hóa thành vôi do đó sau
                                                          3
            này s ẽ kém dẻo, nhiều h ạn s ạn đ á. Nếu kích thước cụ c đá quá nhỏ hoặc nhiệt
            độ nung quá cao thì CaO sau khi sinh ra sẽ tác dụng với tạp ch ất sét tạo thành
            màng keo silicat canxi và aluminat canxi cứng bao bọ c lấy hạt vôi làm vôi khó
            thủy hóa khi tôi, khi dùng trong kết cấu hạt vôi sẽ hút ẩm tăng thể tích làm kết
            cấu b ị rỗ, nứt, các hạt vôi đó gọi là hạt già lửa.

                  4.2.2. Các hình thứ c sử dụng vôi trong xây dự ng
                  Vôi được sử dụng ở hai dạng vôi chín và bột vôi sống.
                  Vôi chín
                   Là vôi được tôi trước khi dùng, khi cho vôi vào nước quá trình tôi sẽ xảy
            ra theo phản ứng : CaO + H O = Ca(OH)  + Q .
                                            2
                                                           2

                  Tùy  thuộc  vào  lượng  nước  cho  tác  dụng  với  vôi  sẽ  có  3  dạng  vôi  chín
            thường gặp:
                  Bột vôi chín: Được tạo thành khi lượng nước vừa đủ để phản ứng với vôi.
            Tính theo phương trình phản ứng thì lượng nước đó là 32,14% so với lượng vôi,
            nhưng vì phản ứng tôi vôi là tỏa nhiệt nên nước bị bốc hơi do đó thực tế lượng
                                                                                           3
            nước này khoảng 70%. Vôi bột có khối lượng thể tích 400 - 450 kg/m .


                                                         48
                                                                                                       42
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50