Page 23 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 23

Vì vật liệu có cấu tạo không đồng nhất nên cường độ của nó đượ c xác định

                  bằng cường độ trung bình của một nhóm mẫu ( thường không ít hơn 3 mẫu) .
                        Hình dạng, kích thước, trạng thái bề mặt mẫu có ảnh hưở ng l ớn đến kết
                  quả thí nghiệm, vì vậy các mẫu thí nghiệm ph ải được chế tạo và gia công đúng
                  theo tiêu chuẩn qui định. Tốc độ tăng tải cũng có ảnh hưở ng đến cườ ng độ
                  mẫu, nếu tốc độ tăng tải nhanh hơn tiêu chuẩn thì kết quả thí nghiệm sẽ tăng lên

                  vì biến dạng dẻo không tăng kịp với sự tăng tải trọng.
                        Phương pháp không phá hoại : Là phương pháp cho ta xác định được cườ
                  ng độ của vật liệ u mà không cần phải phá hoại mẫu. Phương pháp này rất tiện
                  lợi cho việc xác định cườ ng độ cấu kiện hoặc cường độ kết cấu trong công
                  trình. Trong các phương pháp không phá hoại, phương pháp âm học đượ c dùng
                  rộng rãi nhất, cường độ vật liệu được đánh giá gián tiếp thông qua tốc độ truyền

                  sóng siêu âm qua nó.

                        1.3.3. Độ cứng

                        Độ cứng của vật liệu là khả năng của vật liệu chống lại được sự xuyên đâm

                  của vật liệu khác cứng hơn nó.
                        Độ cứng của vật liệu ảnh hưở ng đến một số tính chất khác củ a v ật liệu,
                  vật liệu càng cứng thì khả năng chống cọ mòn tốt nhưng khó gia công và ngược
                  lại. Độ cứng của vật liệu thường được xác định bằng 1 trong 2 phương pháp sau

                  đây:
                        Phương pháp Morh Là phương pháp dùng để xác định độ cứng củ a các vật
                  liệu dạng khoáng, trên cơ sở dựa vào bảng thang độ cứng Morh bao gồm 10

                  khoáng vật mẫu được sắp xếp theo mức độ cứng tăng dần (bảng 1-3).
                                                                                                 Bảng 1 - 3

                      Chỉ số độ
                                      Tên khoáng vật mẫu                   Đặc điểm độ cứng
                         cứng



                           1          Tan ( phấn )               - Rạch dễ dàng bằng móng tay

                           2          Thạch cao                  - Rạch được bằng móng tay

                           3          Can xit                    - Rạch dễ dàng bằng dao thép

                           4          Fluorit                    - Rạch bằng dao thép khi ấn nhẹ

                           5          Apatit                     - Rạch bằng dao thép khi ấn mạnh

                           6          Octocla
                                                                 - Làm xước kính
                           7          Thạch anh

                           8          Tô pa
                                                                 - Rạch được kính theo mức độ tăng
                           9          Corin đo
                                                                 dần
                          10          Kim cương


                        Muốn tìm độ cứng củ a một loại vật liệu dạng khoáng nào đó ta đem những
                  khoáng vật chuẩn rạch lên vật liệu cần thử. Độ cứng của v ật liệu sẽ tương ứng
                  với độ cứng của khoáng vật mà khoáng vật đứng ngay trướ c nó không rạch

                  được vật liệu, còn khoáng vật đứng ngay sau nó lại dễ dàng rạch được vật liệu.
                        Độ  cứng  của  các  khoáng vật xếp  trong bảng  chỉ nêu  ra  chúng hơn  kém

                  nhau mà thôi, không có ý nghĩa định lượng chính xác.



                                                                                                          20
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28