Page 21 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 21

Dựa vào quan h ệ gi ữa ứng su ất và biến dạng người ta chia vật liệu ra loại

                  dẻo, loại giòn và loại đàn hồi (hình 1 - 2).













                                                     Hình 1 - 2: Sơ đồ biến dạng:
                                                  a) Thép; b) Bêtông; c) Chất đàn hồi

                        Vật liệu dẻo là vật liệu trước khi phá hoại có hiện tượng biến hình d ẻo rõ
                  rệt (thép), còn vật liệu giòn trước khi phá hoại không có hiện tượng biến hình

                  dẻo rõ rệt (bê tông).
                        Tính d ẻo và tính giòn của vật liệu biến đổi tuỳ thuộc vào nhiệt độ, lượng
                  ngậm nước, t ốc độ tăng lực v.v... Ví dụ: bitum khi tăng lực nén nhanh hay nén ở
                  nhi ệt độ thấp là vật liệu có tính giòn, khi tăng lực từ từ hay nén ở nhiệt độ cao là
                  vật liệu dẻo. Đất sét khi khô là vật liệu giòn, khi ẩm là vật liệu dẻo.
                        Tính giòn
                        Là tính chất của vật liệu khi ch ịu tác dụng của ngoại l ực tới mức nào đó
                  thì bị phá hoại mà trước khi xảy ra sự phá hoại thì hầu như không có hiện tượng
                  biến d ạng dẻo. Ví dụ : Khi tác dụng 1 lực l ớn vào khoảng giữa của viên ngói
                  đặt trên 2 gối tựa thì viên ngói sẽ bị gãy mà không có hiện tượng cong trước khi

                  gãy.


                        1.3.2. Cường độ chịu lực
                        Khái niệm chung
                        Cường độ là khả năng của vật liệu chống lại sự phá hoại của ứng suất xuất

                  hiện trong vật liệu do ngoại lực hoặc điều kiện môi trường.
                        Cường độ của vật liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thành phần cấu trúc,

                  phương pháp thí nghiệm, điều kiện môi trường, hình dáng kích thước mẫu v.v...
                  Do đó để so sánh khả năng chị u lực của vật liệu ta phải tiến hành thí nghiệm
                  trong đ iều kiện tiêu chuẩn. Khi đó dựa vào cường độ giới hạn để định ra mác

                  của vật liệu xây dựng.
                        Mác của vật liệu (theo cường độ ) là giới hạn khả năng chịu lực của vật liệu
                  được thí nghi ệm trong điều kiện tiêu chuẩn như: kích th ước mẫu, cách chế tạo

                  mẫu, phương pháp và thời gian bảo dưỡng trước khi thử .
                        Phương pháp xác định
                        Có hai phương pháp xác định cường độ của vật liệu: Phương pháp phá hoại

                  và phương pháp không phá hoại.
                        Phương pháp phá hoạ i: Cường độ của vật liệu được xác định bằng cách
                  cho ngoại lực tác dụ ng vào mẫu có kích thước tiêu chuẩn (tùy thuộc vào từng

                  loại vật liệu) cho đến khi mẫu bị phá hoại rồi tính theo công thức.




                                                                                                          18
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26