Page 15 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 15

2
                       Độ mịn thường đượ c đánh giá bằng t ỷ diện b ề mặt (cm /g) hoặc lượng lọt
                  sàng, l ượng sót sàng tiêu chuẩn (%). Dụng cụ sàng tiêu chuẩn có kích thước của

                  lỗ ph ụ thuộc vào từng loại vật liệu.

                        1.2.3. Những tính chấ t có liên quan đến môi trường

                        nước Liên kết giữa nước và vật liệu
                        Trong vật liệu luôn chứa một lượng nước nhất định. Tu ỳ theo bản chất của
                  vật liệu, thành phần, tính chất bề mặt và đặc tính lỗ rỗ ng của nó mà mức độ liên
                  kết giữa nước với vật liệu có khác nhau. Dựa vào mức độ liên kết đ ó, nước trong

                  vật liệu được chia thành 3 loại: Nước hoá học, nước hoá lý và nước cơ học.
                        Nước hoá học là nước tham gia vào thành phần của vật liệu, có liên kết bền
                  với vật liệu. Nước hoá học chỉ bay hơi ở nhiệt độ cao (trên 500°C). Khi nước

                  hoá học mất thì tính chất hóa học của vật liệu bị thay đổi lớn.
                        Nước hoá lý có liên kết khá b ền với vật liệu, nó chỉ thay đổi dưới sự tác
                  động của điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và khi bay hơi nó làm cho

                  tính chất của vật liệu thay đổi ở một mức độ nhất định.
                        Nước cơ họ c (nước tự do), loại này gần như không có liên kết v ới v ật
                  liệu, dễ dàng thay đổi ngay trong điều kiện thường. Khi nước cơ học thay đổi,

                  không làm thay đổi tính chất của vật liệu.
                        Độ ẩm
                        Độ ẩ m W (%) là chỉ tiêu đánh giá lượ ng nước có thật m  trong vật liệu tại
                                                                                        n
                  thời điểm thí nghiệm. Nếu kh ối l ượng của vật liệu lúc ẩm là m  và khối lượng
                                                                                           a
                  của vật liệu sau khi sấy khô là m  thì:
                                                       k
                                                                                m
                                                                                               .
                                                    k
                                              a
                                     W =    m  − m    ×100(%)  hay  W =           n   ×100(%)

                                               m                                m
                                                 k
                                                                                  k

                        Trong không khí vật li ệu có thể hút hơi nước của môi tr ường vào trong
                  các lỗ rỗng và ngưng tụ thành pha lỏ ng. Đây là một quá trình có tính chất thuận
                  ngh ịch. Trong cùng một điều kiện môi trường nếu vật liệu càng rỗng thì độ ẩm
                  của nó càng cao. Đồng thời độ ẩm còn phụ thuộc vào bản ch ất của vật liệu, đặc
                  tính của lỗ r ỗng và vào môi trường. Ở môi trường không khí khi áp lực hơi
                  nước tăng (độ ẩm tương đối của không khí tăng) thì độ ẩm của vật liệu tăng.
                        Độ ẩm của vật liệu tăng làm xấu đi tính tính chất nhiệt kỹ thuật, giảm cườ
                  ng độ và độ bền, làm t ăng thể tích củ a một số loại vật liệu. Vì v ậy tính chất

                  của vật liệu xây dựng phải được xác định trong điều kiện độ ẩm nhất định.
                        Độ hút nước
                        Độ hút nước của vật liệu là khả năng hút và giữ nước của nó ở điều kiện
                  thường và được xác đị nh bằng cách ngâm mẫu vào trong nước có nhiệt độ 20 ±
                      o
                  0,5  C. Trong điều kiện đó nước chỉ có thể chui vào trong lỗ rỗng h ở, do đ ó mà
                  độ hút nước luôn luôn nhỏ hơn độ rỗng của vật liệu. Thí dụ độ rỗng của bê tông

                  nhẹ có thể là 50 ÷ 60%, nhưng độ hút nước của nó chỉ đến 20 ÷ 30% thể tích.
                        Độ hút nước được xác định theo khối lượng và theo thể tích.
                        Độ hút nước theo khố i lượng là tỷ số giữa khối lượng nước mà vật liệu hút

                  vào với khối lượng vật liệu khô.

                                                                                                          12
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20