Page 10 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 10

10


                        Trong điều kiện khả năng cung ứng của thị trƣờng ngày càng tăng nhanh và
                  tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng gay gắt và quyết liệt thì việc làm

                  thế nào để tiêu thụ đƣợc hàng hoá sản xuất ra để có đƣợc doanh thu bù đắp đƣợc

                  chi phí sản xuất và có lãi. Đó là vấn đề mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng cần

                  quan tâm đến và tìm cách để giải quyết.

                        Đầu thế kỷ XX nền kinh tế của một số nƣớc tƣ bản phát triển trong đó có

                  nƣớc Mỹ đã đạt trình độ cao. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá đã làm nảy

                  sinh nhiều vấn đề buộc các nhà sản xuất, kinh doanh phải tìm những phƣơng
                  pháp và cách thức mới để giải quyết. Việc chuyên môn hoá sản xuất và một số

                  khâu khác của quá trình tái sản xuất đã góp phần tăng năng suất lao động đồng

                  thời kéo dài khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng đó là nguyên nhân quan

                  trọng làm cho mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng ngày càng gay gắt biểu hiện

                  mâu thuẫn giữa cung và cầu trên thị trƣờng. Sự đa dạng hoá sản xuất và quá
                  trình đổi mới sản phẩm liên tục làm cho khách hàng có nhiều khả năng lựa chọn

                  mặt hàng mà mình muốn mua dẫn đến việc tiêu thụ hàng hoá ngày càng khó

                  khăn. Hơn nữa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng đa dạng, phong
                  phú, ngày càng đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Khách hàng không những chỉ chấp

                  nhận hàng hoá mà nhà sản xuất áp đặt mà họ đòi hỏi hàng hoá thích ứng với nhu

                  cầu của họ. Do đó vấn đề của nhà sản xuất phải quan tâm đến là khi sản xuất ra

                  sản phẩm hàng hoá và tung vào thị trƣờng thì có thích ứng với ngƣời tiêu dùng

                  hay không hay nói cách khác Nhà sản xuất kinh doanh phải sản xuất những mặt
                  hàng mà thị trƣờng cần chứ không phải sản xuất những thứ mà mình có. Tất cả

                  những điều đó cùng với tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng đã làm thay

                  đổi quan điểm, triết lý và phƣơng pháp kinh doanh dẫn tới sự ra đời và phát triển
                  của môn khoa học và nghệ thuật kinh doanh mới đó là Maketting


                  2. Các nội dung cơ bản của Markettinh

                        Mục tiêu:Hiểu được khái niệm,chức năng và nội dung của Marketting

                  2.1. Nghiên cứu thị trường


                  2.1.1. Khái niệm thị trường

                        Thị trƣờng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hoá đƣợc biểu hiện bằng

                  các hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra trong một phạm vi không gian và thời
   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15