Page 8 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 8

LỜI NÓI ĐẦU

                        Môn  học  giới  thiệu  Phát  triển  cộng  đồng  nhƣ  một  phƣơng  pháp can thiệp

                  của công tác xã hội bên cạnh phƣơng pháp công tác xã hội cá nhân và nhóm trong
                  thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp. Phƣơng pháp phát triển cộng đồng nhằm
                  vận động, tổ chức  và  nâng  cao  năng  lực  cho  ngƣời  dân  trong  các  khu  vực  dân

                  cƣ. Qua đó, ngƣời dân có thể tham gia và tự quyết định mọi việc liên quan đến cải
                  thiện và nâng cao đời sống của họ.

                        Môn học sẽ giúp sinh viên liên hệ với thực tế qua các hoạt  động tại các địa
                  phƣơng, và các dự án phát triển cộng đồng đang đƣợc thực hiện nhiều nơi đặc biệt

                  tại các khu vực dân cƣ nghèo, ở  cả nông thôn và thành thị. Phát triển cộng đồng
                  tại Việt Nam rất  gần gũi với các chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc nhƣ chƣơng

                  trình Xoá đói giảm nghèo, Quy chế Dân chủ cơ sở, Toàn dân đoàn  kết  xây  dựng
                  đời sống văn hoá ở khu dân cƣ, hoặc những nỗ lực  cải thiện đời sống của ngƣời
                  dân xuất phát từ dƣới lên, với sự hỗ  trợ của chính quyền.

                        Sau khi học xong, sinh viên sẽ nắm bắt đƣợc các khái niệm cơ bản,  những
                  nguyên tắc, tiến trình phát triển cộng đồng. Sinh viên cũng sẽ nắm  vững đạo đức và

                  vai trò của những nhân viên xã hội trong thực hành phát triển cộng đồng, biết ứng
                  dụng kỹ năng trong giáo dục cộng đồng và chú  trọng việc xây dựng nguồn lực và
                  tăng năng lực cho cộng đồng.

                        Sinh viên cũng có thể liên hệ thực tế và phân tích đƣợc tình hình  phát triển
                  tại các địa phƣơng, giúp các cộng đồng nghèo tự giải quyết vấn  đề và phòng ngừa

                  những tác động xấu có thể xảy ra trong đời sống cộng  đồng. Đồng thời giúp cộng
                  đồng  nâng  cao  nhận  thức  và  sẵn  sàng  hỗ  trợ  cho  các  đối  tƣợng  hoà  nhập  cộng

                  đồng.  Tóm  lại,  yêu  cầu  sinh  viên  hiểu  phát triển cộng đồng là một chuyên môn
                  trong thực hành công tác xã hội  chuyên nghiệp ở cấp độ trung mô và vĩ mô. Giáo

                  trình  gồm 8 bài
                             Bài 1 Giới thiệu phát triển cộng đồng
                                Bài 2 Tiến trình tổ chức cộng đồng

                                Bài 3 Vai trò và kỹ năng cần thiết của một tác viên cộng đồng
                                Bài 4 Sự tham gia

                             Bài 5 Phƣơng pháp khảo sát nhanh có sự tham gia (PRA)
                              Bài 6 Giới thiệu Dự án phát triển cộng đồng

                              Bài 7: Kiểm soát, giám sát, lƣợng giá
                             Bài 8: Thuận lợi khó khăn trong phát triển cộng đồng
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13