Page 8 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 8

dân chúng, mà còn tác động trở lại 1 cách sâu xa và mạnh mẽ vào tất cả các định

                   chế xã hội khác, từ chính trị, kinh tế cho đến văn hóa, gia đình…

                          Theo nhà xã hội học truyền thông Francis Balle, trong lịch sử các phương

                   tiện truyền thông đại chúng, thời gian kể từ khi phát minh ra 1 kỹ thuật tới khi 1

                   phương tiện truyền thông mới ra đời và được thương mại hóa ngày càng được rút

                   ngắn. Đối với báo in, phải mất mất 4 thế kỷ, kỹ thuật điện ảnh chỉ mất khoảng 60

                   năm, kỹ thuật truyền sóng phát thanh là hơn 20 năm, trong khi truyền hình chỉ mất

                   hơn 10 năm. Điều này cho thấy, ngoài yếu tố kỹ thuật, nhu cầu nắm bắt thông tin

                   của con người cũng có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng đa dạng.

                          Năm 1946, lần đầu tiên thuật ngữ “truyền thông đại chúng” được sử dụng

                   trong lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc về Văn hóa, Khoa học và Giáo dục.

                          Hiện nay, các phƣơng tiện truyền thông đại chúng nhƣ báo in, phát thanh,

                   truyền hình, internet quảng cáo, các loại băng, đĩa âm thanh, hình ảnh… đã trở

                   thành nhu cầu “không thể thiếu” trong đời sống của đại đa số ngƣời dân trên toàn

                   cầu. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Xuất bản – Báo chí thế giới (WAN-

                   IFRA), hơn 3 tỷ ngƣời, hoặc 72% số ngƣời lớn biết chữ trên toàn thế giới đọc, theo

                   dõi thƣờng xuyên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

                          Bảo đảm quyền được thông tin

                          Đƣợc thông tin là 1 trong những quyền cơ bản của con ngƣời, đƣợc pháp

                   luật bảo vệ. Truyền thông đại chúng (còn gọi là báo chí) có vai trò quan trọng và

                   không thể thay thế trong việc đáp ứng quyền cơ bản đó và thông tin cũng đƣợc

                   xem là chức năng cơ bản của báo chí.

                          Thật vậy truyền thông đại chúng ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi

                   thông tin của công chúng và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cũng dựa trên nền

                   tảng là sự gia tăng nhu cầu thông tin trong xã hội.

                          Về mặt lý thuyết, mọi chức năng của báo chí, truyền thông đại chúng đều

                   đƣợc thực hiện thông qua thông tin. Nếu không có thông tin, báo chí không thể

                   thực hiện đƣợc chức năng giáo dục, vai trò giám sát, quản lý xã hội cũng nhƣ các

                   chức năng văn hóa, giải trí … Từ “nhiệm vụ tự nhiên” đó, truyền thông đã góp
   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13