Page 94 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 94

91


























                                            Hình 13.2: Cấu tạo bóng đèn halogen.
                                          1- Vỏ thủy tinh thạch anh; 2- Dây tóc tim cốt;
                                         3- Dây tóc tim pha; 4- Giá đỡ; 5- Các tiếp điểm
                       Thêm vào đó, một ƣu điểm của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ
                  hơn so với bóng thƣờng. Điều này cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn
                  so với bóng bình thƣờng
                          Đèn halogen có chứa khí halogen (nhƣ Iod hoặc Brôm). Các chất khí này
                  tạo ra một quá trình hóa học khép kín: Iod kết hợp với vonfram (hay Tungsten)
                  bay hơi ở dạng khí thành iodur vonfram, hỗn hợp khí này không bám vào vỏ
                  thủy tinh nhƣ bóng đèn thƣờng mà thay vào đó sự chuyển động đối lƣu sẽ mang
                  hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao
                             0
                  trên 1450 C) thì nó sẽ tách thành 2 chất: vonfram bám trở lại tim  đèn và các
                  phần tử khí halogen đƣợc giải phóng trở về dạng khí.
                       Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ
                  cho tim đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài. Bóng đèn
                  halogen phải đƣợc chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250 độ C. Ở nhiệt độ
                  này khí halogen mới bốc hơi.
                  1.2.Nguyên lý làm việc
                       Khi có dòng điện chạy qua dây tóc thì sẽ có một lƣợng nhất định các phân
                  tử kim loại bị bay hơi vào hỗn hợp khí trong bầu thủy tinh. Khí halogen (mà
                  thành phần chính là Argon) nạp bên trong bầu thủy tinh là khí trơ nên các phân
                  tử kim loại nói trên sẽ không kết hợp đƣợc với các phân tử khí và phần lớn các
                  phân tử kim loại nói trên sẽ va chạm với các phân tử khí halogen, bật trở lại và
                  bám vào dây tóc khi tắt bóng đèn. Các phân tử kim loại không bám vào dây tóc
                  sẽ bám trên bề mặt thủy tinh của bóng đèn.
                       Sự hao hụt trên khiến cho dây tóc của bóng đèn halogen sẽ bị nhỏ dần, cuối
                  cùng là bị đứt dây tóc. Quá trình này khiến cho bóng đèn halogen sẽ
                   có tuổi thọ nhất định.

                  2. Sơ đồ mạch điện
                  Mục tiêu:

                       - Vẽ đƣợc sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện và trình bày đƣợc
                  chức năng của các phần tử trong mạch điện
   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99