Page 66 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 66

63

                       - Đối với bóng đèn: các thông số kỹ thuật gồm có, quang thông (lumen),
                  cƣờng độ sáng (I), công suất P(W) và hiệu suất (ŋ)
                       - Đối với ballast: thông số kỹ thuật là cấp điện áp U (V), công suất P(W)
                       - Đối với stắcte: thông số kỹ thuật là điện áp giãn nở U(V)
                       - Đối với các máng, chao, chụp: thông số kỹ thuật là hệ số phản xạ.
                  3. Cách kiểm tra các bộ phận
                  Mục tiêu:
                       - Kiểm tra thành thạo các bộ phận của đèn huỳnh quang
                       - Thể hiện đƣợc thái độ nghiêm túc, tích cực và hăng hái trong giờ học
                       - Thực hiện các quy tắc an toàn trong rèn luyện kỹ năng
                   Cách kiểm tra bóng đèn:
                       - Sau thời gian sử dụng bóng đèn sẽ bị già, quan sát ta sẽ thấy hai đầu bóng
                  đèn bị đen. Lúc đó bóng đèn sẽ khó sáng hoặc cƣờng độ sáng sẽ giảm đi rất
                  nhiều. Khi bóng đèn bị già nên thay thế bóng mới để bóng đỡ nhấp nháy khi
                  khởi động hoặc bóng sáng yếu làm ảnh hƣởng đến mắt ngƣời.
                       - Đôi khi tim đèn bị đứt thì bóng đèn bị hỏng. Để kiểm tra tim đèn ta sử

                  dụng đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở X1, đƣa hai đầu que đo vào hai cực
                  của tim đèn. Nếu giá trị điện trở đo đƣợc khoảng vài Ôm thì tim đèn vẫn tốt, còn
                  nếu kết quả đo không có giá trị điện trở thì tim đèn đã bị đứt.
                   Cách kiểm tra ballast:
                       - Đối với chấn lƣu điện từ ta cần kiểm tra điện trở của cuộn dây tƣơng tự
                  nhƣ kiểm tra tim bóng đèn, nhƣng giá trị điện trở của cuộn chấn lƣu lớn hơn rất
                  nhiều so với tim bóng đèn.
                       - Ngoài ra còn phải kiểm tra cách điện giữa cuộn dây và lõi thép, giữa cuộn
                  dây và vỏ chấn lƣu. Để kiểm tra cách điện ta phải dùng Mê-ôm kế hoặc đồng hồ
                  vạn năng ở thang đo điện trở X10K.
                   Cách kiểm tra stắcte:
                       - Kiểm tra tụ điện xem đã bị đánh thủng hay chƣa
                       - Kiểm tra thanh lƣỡng kim stắcte, nếu lƣỡng kim nhiệt ở trạng thái mở thì
                  stắcte còn tốt, nếu ở trạng thái đóng thì lƣỡng kim nhiệt bị dính, stắcte đã hỏng.
                   Máng, chao: Máng và chao đèn giúp hội tụ ánh sáng. Nếu máng và chao bị bụi
                  bẩn thì phải sử dụng khăn mềm lau sạch.
                  4. Các dạng chao đèn thƣờng dùng cho đèn huỳnh quang
                  Mục tiêu:
                       - Trình bày đƣợc các dạng chao đèn huỳnh quang thông dụng
                       - Thể hiện thái độ nghiêm túc và tích cực trong giờ học
                       Chao đèn là thiết bị phụ trợ cho đèn
                  huỳnh quang giúp tập trung ánh sáng cho
                  đèn, ngoài ra nó còn có tác dụng che bụi
                  bẩn  và  bảo  vệ  cho  bóng  đèn.  Chao  đèn
                  huỳnh  quang  có  nhiều  loại,  dƣới  đây  là
                  một số loại thông dụng:
                       -  Chao  đèn đơn inox không  có  bảo
                  vệ  nhƣ  hình  9.4.  Loại  này  sử  dụng  cho
                                                                          Hình 9.4: Chao đèn đơn inox
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71