Page 12 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 12

9

                        Để giờ thực hành đạt hiệu quả cao, ta cần chia lớp thành nhiều nhóm, cụ
                  thể nhƣ sau: Mỗi ca thực hành có sĩ số tối đa là 24 sinh viên, chia thành 12
                  nhóm, mỗi nhóm 2 sinh viên.
                  3.2.3 Thực hành
                        - Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành
                        - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
                        - Mỗi sinh viên trong nhóm sẽ luân phiên thực hiện các công việc khác
                  nhau nhiều lần. Ví dụ, lần thứ nhất sinh viên 1 thao tác các công việc phụ nhƣ
                  cắt bỏ lớp vỏ cách điện và làm sạch ruột dây dẫn bằng giấy ráp, sinh viên 2 thực
                  hiện nối dây. Lần thứ hai thì 2 sinh viên sẽ thay đổi công việc cho nhau. Và các
                  nhóm sẽ luân phiên thực hiện các thao tác đó nhiều lần để hình thành kỹ năng
                  nối dây đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
                        - Trong thời gian sinh viên thực hành, giáo viên phải thƣờng xuyên quan
                  sát, uốn nắn và chỉnh sửa các thao tác còn chƣa đúng, chƣa đạt của để hoàn thiện
                  kỹ năng cho các em.
                  3.2.4 Đánh giá kết quả
                        Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực
                  hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Đối với kỹ năng nối phân nhánh dây
                  đơn lõi một sợi, mối nối phải đạt đƣợc những tiêu chuẩn sau:
                        - Mối nối chắc chắn, sạch, sáng và xoắn đều
                        - Mối nối không dài quá cũng không ngắn quá
                        - Phần vỏ cách điện gần mối nối không bị dập nát, trầy xƣớc.
                        Từ kết quả bài thực hành của các nhóm, nhận xét kết quả chung của cả lớp.
                  Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những thao tác cần lƣu ý trong bài.

                  4. Hàn và băng cách điện mối nối
                  Mục tiêu:

                       - Hàn và băng cách điện mối nối đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
                       - Thực hiện đƣợc các quy tắc an toàn trong công việc
                       - Thể hiện đƣợc tác phong công nghiệp và thái độ nghiêm túc, cẩn thận,
                  tích cực trong rèn luyện kỹ năng.
                  4.1 Quy trình thực hiện
                        Sau khi thực hiện nối dây xong cần phải hàn và băng cách điện mối nối.
                  Hàn giúp cho mối nối đƣợc chắc chắn, hơn nữa thiếc hàn sẽ tràn vào những
                  khoảng hẹp của mối nối và bao phủ mối nối làm tăng tính dẫn điện. Ngoài ra,
                  thiếc hàn còn có nhiệm vụ cách ly mối nối với không khí, tránh đƣợc hiện tƣợng
                  oxy hóa mối tiếp xúc điện. Băng cách điện giúp cách ly mối nối với các vật dẫn
                  khác và đặc biệt cách ly nguồn điện với con ngƣời để đảm bảo an toàn. Quá
                  trình hàn và băng cách điện đƣợc thực hiện nhƣ sau:
                    Bước 1: Hàn mối nối
                         Cần chuẩn bị mỏ hàn, thiếc hàn và nhựa thông. Sau khi nối dây xong ta
                  thực hiện hàn mối nối nhƣ sau: Trƣớc hết, tra một lớp nhựa thông lên mối nối để
                  quá trình hàn dễ dàng hơn và mối nối sau khi hàn bóng, đẹp hơn. Tiếp theo, đặt
                  mũi hàn chạm vào mối nối để làm nóng mối nối, khi đã đủ nhiệt độ thì đặt dây
                  thiếc tiếp xúc với mũi hàn và mối nối để dây thiếc nóng chảy. Lia mũi hàn và
                  dây thiếc dọc mối nối đủ để thiếc nóng chảy tràn vào các khe hẹp của mối nối.
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17