Page 61 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 61

chia sẻ chân tình của bạn về việc bạn đang quan tâm. Bạn nên chia sẻ những điều từ

                  bản thân mình trƣớc rồi mới nói đến ý kiến của bạn trong sự góp ý.
                         e)  Nêu ví dụ cụ thể
                         Để đƣa ra cơ sở cho những luận điểm của bạn, hãy nêu các ví dụ cụ thể chứng

                  minh cho lời góp ý. Chẳng hạn, thay vì nói rằng “Sếp có những ý tƣởng tuyệt vời”,
                  hãy liệt kê một vài dẫn chứng đặc biệt nhƣ ý tƣởng giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc

                  cho văn phòng… Thông tin cụ thể sẽ làm tăng sức thuyết phục cho phản hồi của bạn.
                          g) Hiểu rõ ranh giới
                         Sếp bạn đạt đƣợc vị trí quản lý do có những kỹ năng cần thiết cho vai trò đó. Vì

                  lý do này, lời góp ý của bạn nên tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh nhỏ của phạm
                  vi bạn đang làm việc, hay nhiệm vụ bạn có đủ khả năng thảo luận. Hãy nhớ bạn không

                  có quyền chỉ trích định hƣớng chiến lƣợc hay kế hoạch dài hạn của tập thể. Đây là
                  những vấn đề do cấp trên của bạn đánh giá. Bạn chỉ nêu vấn đề nếu có liên quan mật

                  thiết hoặc có thể đề xuất giải pháp.
                         h) Tập trung vào tƣơng lai chứ không phải quá khứ

                         Tất nhiên, không ai là ngƣời hoàn hảo và sếp bạn cũng vậy. Họ chắc chắn sẽ có
                  lần mắc sai lầm. Tuy nhiên, cứ nhắc đi nhắc lại những sai lầm đó không phải là cách
                  hay. Điều bạn nên làm là gợi ý những ý tƣởng, giải pháp giúp cho sự phát triển chung

                  đƣợc vững mạnh hơn trong tƣơng lai. Những phản hồi nhƣ vậy sẽ đƣợc đánh giá cao
                  hơn nhiều so với “mổ xẻ” qua lại những điều đã xảy ra. Sếp có thể coi hành động này

                  của bạn nhƣ một lời chỉ trích tới mình. Trong khi ngay cả bạn cũng không thích những
                  lời chỉ trích. nói với cấp trên những lời “kính trọng” với thái độ chân thành. Hãy chú ý
                  lắng  nghe  và  thực  hiện  những  dặn  dò  của  cấp  trên  với  thái  độ  “cung  kính”  và  tác

                  phong nhanh nhẹn.
                         2.2 Giao tiếp với đồng nghiệp

                         2.2.1 Tầm quan trọng của việc giao tiếp với đồng nghiệp

                         Mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời rất phức tạp và khó giải quyết trong đời sống
                  hàng ngày và đặc biệt trong môi trƣờng công sở, vì vậy, chúng ta nên ứng xử ra sao để

                  mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp và cấp trên luôn đƣợc bền vững, hài hòa?

                         Sống ở cơ quan thì chắc chắn phải trò chuyện với đồng nghiệp. Nhƣng mấu
                  chốt là bạn có biết nói năng hay không? Cùng một mục đích, nhƣng lại có nhiều cách

                  thể hiện khác nhau và cũng gây ra các hậu quả khác nhau.
                        2.2.2 Nguyên tắc khi giao tiêp


                        * Có gì thì bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện:
                  Bạn  cần  sống  hòa  bình,  gần  gũi  với  mọi  ngƣời  trong  cơ  quan,  nói  năng  phải  nhẹ

                                                              59
   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66