Page 46 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 46

      c) Tránh sử dụng  máy chiếu nhƣng những  gì xuất hiện trên  màn  hình

                  không ăn nhập với phần trình bày; đồng thời tuyệt đối tránh đọc chính tả những gì đã
                  xuất hiện trên màn hình.

                               d) Tránh nêu vấn đề quá chi tiết. Bạn không bắt buộc phải trình bày tất

                  cả các nội dung của đề tài bạn đã viết ra và bạn cũng không có đủ thời gian để làm
                  việc đó. Điều cần làm là bạn phải lựa chọn những nội dung gì là căn cốt nhất, thú vị
                  nhất để giới thiệu.


                               e) Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm, không chú ý đến ngƣời nghe;

                               f) Tránh lối nói lý thuyết suông, thiếu ăn nhập với thực tiễn cuộc sống;

                               g) Tránh trƣờng hợp phần đƣợc trình chiếu có lỗi đánh máy;
                  h) Tránh đứng che khuất bài trình bày;


                  i) Tránh trình bày quá giờ qui định;

                  j) Tránh kết thúc đột ngột và không rút ra đƣợc kết luận hoặc những nhận định nào;

                         Hiểu mục đích (hiểu việc trình bày để làm gì)

                         Một bài diễn thuyết thành công trƣớc tiên phải làm rõ đƣợc mục đích. Bạn nên
                  trả lời trƣớc các câu hỏi nhƣ: Bài trình bày sẽ đem lại những nhận thức gì mới? địa chỉ

                  của bài thuyết trình đó phục vụ ai? bài trình bày giải quyết vƣớng mắc gì về lý thuyết
                  hayvấn đề gì thực tiễn đang đòi hỏi?

                         Thành công không bao giờ tự nhiên đến. Hãy tham gia càng nhiều càng tốt các

                  hội nghị, hội thảo, các chƣơng trình trao đổi học  giả để nâng cao khả năng thuyết trình
                  và các kĩ năng mềm khác. Nên nhớ rằng phần bạn trình bày chỉ là sự trình diễn lại
                  những gì bạn đã chuẩn bị. Ngƣời Đức họ nói rằng chẳng có nghệ thuật trình bày nào

                  mà lại không cần đến sự chuẩn bị (Keine Redekunst ohne Übung). Tôi cũng không tin
                  một  bài  thuyết  trình  thành  công  lại  không  có  một  sự chuẩn  bị,  một  sự  đầu  tƣ  kĩ

                  lƣỡng.Chính phần chuẩn bị mới là phần có tính quyết định đến sự thành công của bài
                  thuyết trình, mới chứng tỏ sự đầu tư công sức và tâm huyết của người thuyết trình. Khi
                  đã chuẩn bị tốt, bạn tức khắc sẽ có lý do để tự tin và thành công.

                         2.5. Kỹ năng thuyết phục

                         Muốn  thuyết  phục  ai  đó,  điều  quan  trọng  là  không  đƣợc  “chọc  tổ  ong”,  tức

                  không chỉ trích, lên án, phê phán ý tƣởng, ý kiến của ngƣời khác. Vì khi bị công kích,
                  con ngƣời dễ có tâm lý “xù lông” lên để phản kháng, bất kể đúng sai. Mỗi ngƣời có
                  tính cách, tình cảm, đặc điểm tâm sinh lý khác nhau nên trong thuyết phục phải tùy cơ

                  ứng biến, không sử dụng một công thức, một phƣơng pháp chung cho tất cả. Ngoài ra,

                                                              44
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51