Page 45 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 45

Sprache) và thật trôi chảy. Ngôn ngữ và xúc cảm là hai yếu tố tạo nên không gian cho

                  buổi thuyết trình. Bạn có thể thay đổi âm lƣợng (Tempowechsel), thay đổi tần xuất
                                (Dynamik), thay đổi cách nhấn mạnh (Gefühlsbetont) tùy từng vấn đề.

                               b) Cách tổ chức, sắp xếp và trình bày các ý sao cho thật logic (Roter

                  Faden): Các ý phải thể hiện sự liên quan với mục đích của bài thuyết trình.

                               c) Cách khơi dậy sự hứng thú vấn đề với người nghe: Ngoài các ví dụ,
                  hình ảnh sinh động, bạn cần biết nhấn mạnh những ý quan trọng, những phát hiện mới
                  trong khi trình bày.


                               d) Cách dùng ngôn ngữ cơ thể (Körpersprache): Ngôn ngữ cơ thể đặc
                  biệt quan trọng trong bài thuyết trình. Trƣớc tiên là cử chỉ: Giả sử trƣờng hợpkhi bạn
                  nói “tôi rất hân hạnh đƣợc trả lời những thắc mắc của quí vị”, nhƣng cử chỉ của bạn lại

                  là khoanh tay trƣớc ngực và khuôn mặt không có gì biểu đạt thì có lẽ không nên. Sẽ tốt
                  hơn khi bạn nói câu đó cùng với hành động mở rộng đôi tay và một khuôn mặt thật

                  thân thiện, tự nhiên. Khi trình bày bạn chớ quên đƣa mắt nhìn khán giả (Blickkontakt).
                  Bạn nên quan sát xung quanh, quan sát xem thái độ của ngƣời nghe ra sao. Diễn giả

                  thông minh là ngƣời nắm bắt được tâm lý của người nghe, biết đƣợc họ cần gì ở bài
                  thuyết trình. Đƣa  mắt  nhìn không có nghĩa là bạn phải nhìn chằm chằm vào ngƣời
                  nghe, mà là nhìn hƣớng về phía ngƣời nghe, hay nói cách khác khi nói bạn không nên

                  nhìn lên trần nhà, nhìn xuống dƣới đất hay...nhìn vào hƣ vô :-). Việc giữ liên lạc qua
                  đôi mắt đặc biệt quan trọng, thậm chí có tính quyết định đến việc bạn có nhận đƣợc sự

                  đồng cảm của ngƣời nghe hay không. Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng đôi bàn tay linh
                  hoạt, đồng thời khi thuyết trình, đôi bàn chân cũng nên di chuyển, không nên đứng
                  nguyên một chỗ, tất cả phải phù hợp với nội dung bài trình bày.


                               e) Làm quen với các thiết bị: Nếu trình bày máy chiếu bằng chƣơng trình
                  powerpoint, bạn cần chuẩn bị mỗi một slide không nên có quá nhiều chữ, chỉ nên có từ
                  5–8 gạch đầu dòng - đó là những ý chính bạn đã nắm chắc và không thể quên; hình vẽ,

                  bảng biểu nên đƣợc xử lý, chứ không nên chỉ là copy và paste. Hãy nhớ: phƣơng tiện
                  (Projektor, Powerpoint, Folien…) chỉ góp phần chứ không có tính chất quyết định đến

                  sự thành công của bài thuyết trình.

                          Cần tránh:


                               a) Tránh ngay lập tức đi thẳng vào nội dung, bỏ qua phần dẫn nhập và
                  phần giới thiệu cấu trúc bài trình bày khiến không ai kịp hiểu đó là vấn đề gì;

                               b) Tránh trình bày một bài mà cấu trúc không logic;


                                                              43
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50