Page 44 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 44

(hiểu ngƣời), thuyết trình nhƣ thế nào? (hiểu cách làm) và thuyết trình để làm gì (hiểu

                  mục đích).
                         Hiểu mình (hiểu vấn đề mình trình bày)

                         Phải biết những gì mình nói. Đừng nói về những gì mình không biết! Những

                  vấn đề chƣa thực sự chắc chắn, cần phải hết sức thận trọng.
                         Hiểu thấu vấn đề cần trình bày. Biến những vấn đề phức tạp trở nên đơn giản.

                         Bằng cách tự đặt câu hỏi, tự trả lời để kiểm nghiệm xem mình đã thực sự chín
                  chắn  vấn  đề  chƣa  và  "chín"  ở  mức  độ  nào. Vấn  đề  trình  bày  nên  gắn  với  thực  tế

                  (Kontakt zur Praxis). Các ví dụ càng gắn với thực tế bao nhiêu thì bài thuyết trình càng
                  trở nên sinh động bấy nhiêu.  Không chỉ là những ví dụ, bài thuyết trình hay nên có cả

                  sự so sánh,  đối chiếu, đồng thời chuẩn bị trƣớc các hình ảnh, biểu bảng thống kê minh
                  họa. Quan trọng nhất trong bài trình bày là đƣa ra đƣợc quan điểm riêng (der eigene

                  Standpunkt),  cách  tiếp  cận  mới  mẻ thuyết  phục  đƣợc  ngƣời  nghe  và  đƣa  ra  đƣợc
                  những đề xuất hoàn thiện (Verbesserungsvorschläge).

                         Hiểu ngƣời (hiểu ngƣời nghe muốn gì từ bài thuyết trình của mình)

                         Trƣớc tiên phải trả lời đƣợc câu hỏi: Trình bày vấn đề cho ai? Hay đối tƣợng
                  mình muốn trình bày là ai? Hiểu đƣợc điều đó bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh nội dung bài

                  trình bày của mình cho phù hợp với ngƣời nghe.

                         Ngoài việc chọn vấn đề thú vị, cần khơi dậy sự thú vị của vấn đề, kích thích sự
                  tò mò của ngƣời nghe (Motivation). Ngay từ phần mở đầu, bạn nên đƣa ra đƣợc thông

                  tin nào đó thật đặc biệt để gây chú ý cho ngƣời nghe.

                         Vấn đề trình bày nên ở dạng mở, đừng vội vàng kết luận chủ quan. Hãy gợi mở
                  vấn đề bằng những câu hỏi, phỏng đoán. Nếu cần hãy nêu quan điểm, sự đánh giá, đề

                  xuất của mình.
                         Hiểu cách làm (hiểu cách thuyết trình nhƣ thế nào)

                         Không chỉ là việc bạn nói gì, mà việc bạn nói nhƣ thế nào cũng quan trọng

                  không kém.

                         Phần trình bày của bạn muốn thuyết phục trƣớc tiên cần phải chú ý đến: diễn
                  đạt ngôn ngữ, diễn đạt qua giọng nói, biểu đạt xúc cảm và biểu đạt qua ngôn ngữ cơ

                  thể.

                         Do vậy cần phải tập:
                         a) Cách diễn đạt vấn đề thật giản dị: Ngôn ngữ thuyết trình khác với ngôn ngữ
                  viết. Bạn nên diễn đạt vấn đề bằng những câu ngắn, rõ ràng, giàu hình ảnh (saubere



                                                              42
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49