Page 35 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 35

-      Chuẩn bị tâm thế lắng nghe.

                         -      Chuẩn bị thái độ lắng nghe
                         (2)    Tập trung lắng nghe:

                         -      Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ thể hiện sự chú ý:
                         + Tƣ thế (đi, đứng* ngồi): Nên hơi nghiêng ngƣời về phía ngƣời nói để thể hiện

                  sự quan tâm của mình đến ngƣời nói. Hạn chế vừa đi vừa nghe. Trong trƣờng hợp vừa
                  đi vừa nghe, cần phải có biểu hiện là bạn vẫn nghe họ nói. Không nên tỏ thái độ bồn
                  chồn.

                         + Ánh mắt: tập trung nhìn vào mắt ngƣời nói một cách nhẹ nhàng, chân thành;
                  duy trì ánh mắt thƣờng xuyên và ngắn, thỉnh thoảng chuyển cái nhìn từ mặt ngƣời nói

                  sang bộ phận khác của cơ thể, ví dụ nhìn vào tay, quần áo... nhìn không tập trung vào
                  một điểm nào đó mà tựa nhƣ bao quát toàn bộ ngƣời nói.

                         Không nên: nhìn trừng trừng vào ngƣời nói, hoặc không nhìn vào ngƣời nói,
                  nhìn ra chỗ khác, nhắm mắt...

                         + Nét mặt: vẻ mặt tập trung biểu hiện theo chủ đề câu chuyện, theo tâm trạng ngƣời
                  nói.

                         + Nụ cƣời: tự nhiên, chân thành, cởi mở và phải tùy thuộc vào hoàn cành.
                         + Cử chỉ, điệu bộ: Nên có các động tác, cử chỉ với tình huống và nội dung nhƣ:

                  lắc đầu, gật đầu, nhƣớn lông mày, nhíu mắt, cử động bàn tay...
                         Tránh những động tác biểu lộ sự không chú ý nhƣ: khoanh tay trƣớc ngực, làm
                  việc riêng, bẻ ngón tay, dùng ngón tay mân mê một vật gì đó, chẳng hạn nhƣ chiếc

                  bút...
                          - Tìm ra ý chính: nghe một cách đầy đủ cả nội dung và tình cảm (cả ý và tứ).

                          - Tập trung quan sát: chú ý đến biểu hiện những yếu tố phi ngôn ngữ của ngƣời
                  nói để nhận định tâm trạng và cảm tƣởng của ngƣời nói, hiểu đƣợc ngay cả những điều

                  không nói ra bằng lời giúp ngƣời nghe có thể đáp ứng đƣợc đúng nhu cầu của ngƣời
                  nói.

                         (3)    Tham dự:
                         -      Tạo cơ hội cho ngƣời nói đƣợc trình bày:

                         + Giữ sự im lặng khi cần thiết. Không ngắt lời ngƣời nói khi chƣa cần, không
                  vội vàng tranh cãi hay phán quyết. Để làm đƣợc điều nảy, ngƣời nghe cần có một trạng

                  thái khách quan, sáng suốt.
                         + Hãy để cho ngƣời nói tự bộc lộ hết cảm xúc và suy nghĩ hay một quyết định
                  nào đó. Hãy kiên nhẫn chờ đến khi tiếp thu xong toàn bộ thông điệp rồi hãy bắt đầu

                  đánh giá hay phản quyết.


                                                              33
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40