Page 99 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 99

Rơle điện từ là loại rơle điện cơ,
                 làm việc theo nguyên lý điện từ. Xét một
                 rơle điện từ có cấu tạo như (hình 5.11).
                 Khi cho dòng điện I đi vào cuộn dây 2

                 của nam châm điện 1, thì nắp 3 của nam
                 châm điện sẽ chịu một lực hút điện là F .
                                                              đt
                 Khi  dòng  điện  I  lớn  hơn  dòng  điện  tác
                 động Iđt thì lực điện từ F  lớn hơn lực
                                                đt
                 F lòxo  của lò xo 4, làm đóng tiếp điểm 5.             Hình 5.11: R  r   i n từ
                 Khi dòng điện I nhỏ hơn dòng điện trở về
                 I , lực F lòxo  lớn hơn lực điện từ F   rơle nhả, cắt tiếp điểm 5.
                                                      đt
                  tv
                        Nhược điểm của rơle điện từ là công suất tác động tương đối lớn, độ nhạy
                 thấp. Hiện nay người ta sử dụng vật liệu sắt từ mới để tăng độ nhạy của rơle.

                 7.2.2.2 R     nhi t

                         Rơle nhiệt dùng để bảo vệ động cơ điện hoặc mạch điện khỏi bị quá tải.
                 Rơle nhiệt không tác động tức thời theo trị số dòng điện, vì cần có thời gian để
                 phát nóng. Thời gian làm việc khoảng vài giây đến vài phút.

                        Rơle nhiệt có nguyên lý
                 làm  việc  dựa  vào  tác  dụng

                 nhiệt của dòng điện. Loại rơle
                 nhiệt thường gặp có phần tử cơ
                 bản là phiến kim loại kép, cấu
                 tạo từ 2 tấm kim loại, một tấm

                 có hệ số giãn nở bé và một tấm
                 có hệ số giãn nở lớn. Khi đốt

                 nóng  do  dòng  điện  I,  có  thể             Hình 5.12: R     nhi t
                 dùng trực tiếp cho dòng điện đi

                 qua hoặc dây điện trở bao quanh. (hình 5.12) là sơ đồ cấu tạo rơle nhiệt. Bộ
                 phận đốt nóng 1 đầu đấu nối tiếp với mạch điện chính của thiết bị cần bảo vệ
                 (tự động cắt điện). Khi dòng điện chạy trong mạch tăng lên quá mức quy định
                 (động cơ điện bị quá tải) thì nhiệt lượng toả ra làm cho phiến kim loại kép 3

                 cong lên phía trên (về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ). Nhờ lực kéo của lò
                 xo 5, đòn bẩy 4 sẽ quay và mở tiếp điểm 2, làm cho mạch điện tự động cắt điện.
                 Khi bộ phận đốt nóng nguội đi, thanh kim loại kép hết cong, ấn nút 6 là có thể
                 đưa rơle nhiệt về vị trí cũ, tiếp điểm 2 đóng.















                                                             97
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104