Page 7 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 7

Sơ đồ trên cho thấy, giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều, có

                  nghĩa là không có sự phân cực giữa ngƣời truyền thông điệp và ngƣời nhận thông điệp,
                  mà cả hai đều là chủ thể tích cực, luôn đổi vai cho nhau.
                         - Ngƣời gửi là ngƣời khởi động.hoạt động giao tiếp và sau đó là ngƣời nhận

                  thông tin phản hồi.
                         - Nội dung thông điệp có thể là những thông báo của một sự việc nào đó, những

                  quan điểm, sở thích, nhu cầu, tâm trạng, tình cảm hoặc những nhận xét, đánh giá...
                         - Mã hóa là quá trình biểu đạt ý nghĩ sang lời nói, chữ viết hay các dấu hiệu, kí

                  hiệu, các phƣơng tiện phi ngôn ngữ khác (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ...)- Kết quả của quá
                  trình này là thông điệp đƣợc tạo thành (ý nghĩ đã đƣợc mã hóa).

                         - Kênh truyền tải thông tin: việc lựa chọn kênh truyền tải thông tin hết sức quan
                  trọng, nó quyết định tới việc thông tin có đƣợc truyền tải chính xác hay không. Kênh

                  thông tin bao gồm: Kênh thông tin thông qua chữ viết (văn bản, thƣ từ, báo cáo, thông
                  tƣ, nghị quyết...); Kênh thông tin thông qua lời nói (truyền đạt qua micro, điện thoại,

                  loa đài..); Kênh thông tin qua hình ảnh (TV, internet...)
                         - Khi lựa chọn kênh truyền tải thông tin phải lựa chọn kênh phù hợp sao cho
                  tiện lợi, phù hợp với môi trƣờng, phù hợp với hoàn cảnh và phù hợp với đối tƣợng

                  giao tiếp...
                         - Ngƣời nhận là ngƣời tiếp nhận thông điệp đồng thời ngƣời nhận cũng là ngƣời

                  giải mã thông điệp của ngƣời gửi và có thề phản hồi lại bằng nhiều cách khác nhau. Để
                  thông tin đƣợc truyền và nhận một cách chuẩn xác, cả hai bên cần có những hiểu biết

                  nhất định với nhau để quá trình truyền tin đạt hiệu quả.
                         - Một khâu quan trọng trong quá trình truyền thông là sự phản hồi, tức là ngƣời

                  nhận phát tín hiệu trả lời ngƣời đã gửi đi bản thông điệp. Sự phản hồi từ ngƣời nhận sẽ
                  báo cho ngƣời phát biết thông điệp đã đƣợc tiếp nhận và dƣợc hiểu nhƣ thế nào.Trên
                  cơ sở đó, ngƣời phát có thể điều chinh và truyền tiếp những thông điệp cần thiết khác.

                         - Quá trình truyền tải thông tin có thể bị ảnh huởng bởi các yếu tố đƣợc gọi là
                  “nhiễu”. Đó ià những tác động từ môi trƣờng (tiếng ồn quá lớn, thời tiết quá nóng...)

                  hoặc chính bản thân ngƣời phát, nhận thông tin (Sự không tập trung, những định kiến,
                  tâm trạng không tốt...) hay do quá trình mã hóa thông tin bị lỗi (ngƣời nói sử dụng từ

                  ngữ không chính xác, dùng từ địa phƣơng). Các yếu tố này có thể tạo thuận lợi hoặc
                  gây cản trở đến quá trình giao tiếp. Cho nên, trong giao tiếp, chúng ta cần chú ý đến

                  các yếu tố nhiễu và tìm cách loại bỏ hoặc hạn chế tối đa các ảnh hƣởng của chúng.
                         1.2. Vai trò của giao tiếp
                         1.2.1. Vai trò của giao tiếp trong dời sống xã hội.



                                                               4
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12