Page 6 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 6

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP


                         1. Khái quát chung về giao tiếp

                         1.1. Giao tiếp là gì?


                         Mỗi con ngƣời đƣợc sinh ra và lớn lên trong một xã hội nhất định. Trong quá

                  trình sống và hoạt động, con ngƣời có rất nhiều mối quan hệ khác nhau (quan hệ gia
                  đình, quan hệ công việc, quan hệ bạn bè) và những nhu cầu khác nhau (nhu cầu trao

                  đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, nhu cầu chia sẻ tình cảm,...). Tất cả những mổi
                  quan hệ và những nhu cầu đó đƣợc thực hiện thông qua hoạt động giao tiếp.
                         Giao tiếp là một quá trình trao đôi thông tin giữa các chủ thể tham gia thông

                  qua các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm đạt được mục đích nhất định.
                         Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin vì hoạt động giao tiếp luôn diễn ra

                  hai chiều: truyền thông tin - nhận thông tin - phản hồi. Chẳng hạn ngƣời A gửi cho
                  ngƣời B một thông điệp. Ngƣời B nhận đƣợc sẽ phản hồi cho ngƣời A một thông điệp.

                  Đến đây, ngƣời B lại đóng vai trò ngƣời gửi, ngƣời A lại đóng vai trò ngƣời nhận. Nhƣ
                  vậy vai trò của ngƣời nhận và ngƣời gửi luôn hoán đổi cho nhau.

                         Để giao tiếp đƣợc với nhau, các chủ thể giao tiếp phải sử dụng các phƣơng tiện
                  ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Ngôn ngữ gồm lời nói, chữ viết; phi ngôn ngữ gồm có cử
                  chỉ, hành động, thái độ, nét mặt, ánh mắt, nụ cƣời,... Trong giao tiếp, việc sử dụng các

                  yếu tố phi ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phi ngôn ngữ không những làm
                  tăng thêm giá trị chất lƣợng của ngôn ngữ mà còn chứa đựng những thông tin rất lớn.

                  Thậm chí các yếu tố phi ngôn ngữ còn có khả năng truyền tải những thông tin mà ngôn
                  ngữ nói và ngôn ngữ viết không thể biểu đạt hết. Kết hợp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ sẽ
                  làm tăng hiệu quả cao trong giao tiếp.

                         Mỗi cuộc giao tiếp đều có những mục đích nhất định. Mục đích ở đây có thể là

                  trao đổi công việc, chia sẻ tình cảm, hay giải trí...
                         Căn cứ vào khái niệm giao tiếp, chúng ta có thể sơ đồ hoá quá trình giao tiếp
                  nhƣ sau:
                                    Thông                 Mã hóa                Kênh
                                    điệp



                                     Ngƣời gửi               Nhiễu            Ngƣời
                                                                              nhận




                                       Kênh               Phản hồi             Giải mã


                                                               3
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11