Page 25 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 25

chúng ta có thể truyền đi bất kì một thông điệp nào, nhƣ miêu tả sự vật hiện tƣợng,

                  trao đổi công việc, bày tỏ tình cảm... Ngôn ngữ đƣợc thể hiện dƣới hai dạng: nói và
                  viết.
                         + Ngôn ngữ nói: gồm có ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.Ngôn            ngữ

                  đối thoại diễn ra ở một ngƣời với một ngƣời khác hoặc một ngƣời với một số           ngƣời
                  khác. Ngôn ngữ độc thoại là hình thức một ngƣời nói cho số đông nghe mà không có

                  chiều ngƣợc lại, vì vậy ngƣời nói phải chuẩn bị kỳ nội dung. Ngôn ngữ nói có hiệu quả
                  cao trong các trƣờng hợp: Thông tin cần truyền đạt nhanh; Muốn có sự phản hồi ngay;

                  Thể hiện cảm xúc; Không cần phải ghi chép lại.
                         + Ngôn ngữ viết: Là ngôn ngữ hƣớng vào ngƣời khác, đƣợc biểu đạt bằng chữ

                  viết và thu nhận bằng thị giác. Ngôn ngữ viết có hiệu quả cao trong các trƣờng họp:
                  Thông tin cần đƣợc lƣu giữ để tham khảo, sử dụng trong tƣơng lai; Thông tin (các hợp
                  đồng, thỏa thuận) cần đƣợc lƣu giữ để làm căn cứ tổ chức thực hiện, giám sát công

                  việc và giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này; Thông tin cần đƣợc giữ bí mật; Những
                  điều tế nhị, khó nói bằng lời.

                         - Giao tiếp phi ngôn ngữ
                         Phi ngôn ngữ cũng là một phƣơng tiện giao tiếp rất quan trọng. Thay vì dùng lời

                  nói, giao tiếp sử dụng những cử chỉ, hành động, thái độ để ngầm truyền đi quan điểm
                  của mình. Theo kết quả nghiên cứu của Allan Pease và Albert Melrabian (Mỹ), trong

                  giao tiếp, giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm 55%, giao tiếp ngôn ngữ chi chiếm 7%, còn lại
                  38% là giọng nói của ngƣời truyền tin. Đây là kết quả phản ánh giao tiếp đặc trƣng ở
                  Mỹ và ở một số nƣỏc châu Âu. Ở các nƣớc châu Á thì việc sử dụng phi ngôn ngữ ít

                  dùng hơn.
                         Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thƣờng bổ sung

                  cho nhau. Vì vậy, để giao tiếp hiệu quả, chủ thể giao tiếp phải biết kết hợp giữa giao
                  tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

                         Các loại giao tiếp trên luôn đan xen nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình giao tiếp.
                  Có những trƣờng hợp giao tiếp vừa là loại hình giao tiếp này, vừa là loại giao tiếp

                  khác. Chẳng hạn, giao tiếp giữa thầy giáo với sinh viên trên lớp vừa là giao tiếp chính
                  thức, vừa là giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, vừa là giao tiếp trực tiếp và là giao
                  tiếp giữa cá nhân với nhóm


                         2. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản


                         2.1 Kỹ năng làm quen


                         Khái niệm ấn tƣợng ban đầu trong giao tiếp

                                                              22
   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30