Page 22 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 22

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ KỸ NĂNG GIAO TIẾP

                         1. Kỹ năng giao tiếp
                         1.1. Khái niệm về kỹ năng giao tiếp
                         Xuất phát từ quan điểm nguồn lực con ngƣời là quan trọng nhất, Ngân hàng Thế

                  giới đã gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế tri thức và dựa vào kỹ năng của con
                  ngƣời,  đồng  thời  cho  rằng  năng  lƣc  của  con  ngƣời  đƣợc  đánh  giá  trên  cả  3  khía

                  cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
                         - Kiến thức là những hiểu biết, những tri thức mà bản thân chúng ta thu thập

                  đƣợc (nó đƣợc giữ lại trong não chúng ta) thông qua quá trình học tập, nghiên cứu.

                         - Thái độ là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hƣớng nào đó
                  trƣớc một vấn đề hay một tình huống cụ thể. "Cách" ở đây là từ cách trong cụm từ: suy

                  nghĩ một cách tích cực, làm việc một cách nhiệt tình...
                         - Kỹ năng là khả năng của một ngƣời thực hiện một công việc nhất định, trong

                  một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, để đạt đƣợc một mục tiêu nhất định. Kỹ năng bao
                  gồm: Kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng cứng) và Kỹ năng cơ bản (kỹ năng mềm).

                         + Kỹ năng nghề nghiệp: Là khả năng thực hiện một quy trình kỹ thuật, công

                  nghệ (quy trình hàn, tiện, đánh máy, lái xe, thẩm định tín dụng, qui trình cho vay, kiểm
                  tra, giám sát sử dụng vốn vay…),

                         + Kỹ năng cơ bản: là những kỹ năng trong giao tiếp, ứng xử, tƣ duy, hợp tác,
                  chia sẻ, làm việc nhóm, lãnh đạo, quản lý…

                          Mỗi ngƣời học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhƣng các kỹ
                  năng sống là các kỹ năng cơ bản (kỹ năng mềm) thì bất cứ ai, làm nghề gì cũng cần

                  phải có nhƣng mức độ biểu hiện sẽ khác nhau ở những lĩnh vực và con ngƣời khác
                  nhau.

                         Một tổ chức quốc tế gồm các nhà khoa học thế giới chuyên nghiên cứu, khảo
                  sát về trí tuệ của con ngƣời đã cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm

                  (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ lôgic) chỉ chiếm 15%. Điều này
                  cũng có thể lý giải là gần nhƣ 100% tỷ phú trên thế giới (những ngƣời giàu có và thành

                  đạt) không phải là các nhà bác học hàng đầu. Vậy câu hỏi đặt ra là “Kỹ năng nào là
                  cần thiết cho mỗi con ngƣời để thành công trong công việc và cuộc sống”?

                         Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (ASTD-American Society for Training &
                  Development) có thành viên đến từ hơn 100 quốc gia, đã thực hiện một nghiên cứu về

                  các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận đƣợc đƣa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần





                                                              19
   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27