Page 19 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 19

Thấu cảm là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong giao tiếp (đặc

                  biệt là trong công tác xã hội). Nghệ thuật thấu cảm là xác định đƣợc, hiểu đƣợc quan
                  điểm và tình cảm của ngƣời khác. Qua sự thấu cảm, ta có thể đánh giá cao cảm xúc
                  của ngƣời khác mà không quá bị ảnh hƣởng tình cảm làm ảnh hƣởng đến việc đánh giá

                  của ta.
                         Thấu cảm không giống “thông cảm”. Thông cảm có nghĩa là “thiên về về suy

                  nghĩ và cảm xúc giống nhau; hoặc có chung cảm xúc và kinh nghiệm…” (trong công
                  tác xã hội, nhân viên xã hội không nên có cảm xúc giống nhƣ thân chủ).
                         Thấu cảm sẽ mở rộng tính nhân bản của bạn, mở mang sự hiểu biết của bạn,

                  truyền cho bạn sự bao dung và tính kiên trì, lòng thƣơng và tính vị tha trong công việc
                  của bạn. Chúng ta cầncân nhắc kỹ câu tục ngữ sau:

                         “Đừng đánh giá một ngƣời chừng nào bạn chƣa hiểu rõ về bản thân anh ta”.
                         Trong cuộc sống mỗi ngƣời đều có kinh nghiệm, nhu cầu, mong muốn riêng, lợi

                  ích riêng, quan điểm riêng. Nếu ai cũng muốn làm theo cách nghĩ riêng của mình sẽ
                  không có sự hợp tác. Do vậy cần gạt bỏ những điểm riêng tƣ có thể đƣợc để tìm lấy

                  điểm chung cùng giao tiếp, cùng hợp tác.
                         2. Tổ chức thành công cuộc giao tiếp
                         2.1. Xác định mục tiêu cuộc giao tiếp

                         Giao tiếp có 4 mục tiêu sau :

                         - Chuyển tải đƣợc những thông điệp.
                         - Giúp ngƣời nhận hiểu những dự định của ngƣời phát tin.

                         - Nhận đƣợc sự phản hồi từ ngƣời nhận.

                         - Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với ngƣời nhận.

                         Trong mọi ngành nghề, để thành công, mỗi ngƣời đều cần có sự hợp tác, bổ trợ,
                  giúp đỡ, hay tối thiểu là góp ý từ nhiều phía và để các bên phối hợp hiệu quả, đúng

                  lúc, đúng “liều lƣợng”, cần phải có sự trao đổi thông tin chính xác. Tuy nhiên, quá
                  trình chuyển tải những thông điệp có khả năng bị mắc lỗi do thông điệp thƣờng đƣợc

                  hiểu sai đi do chính những yếu tố, thành phần tham gia vào quá trình này. Các yếu tố
                  này gồm: Ngƣời gửi thông điệp; Thông điệp; Kênh truyền thông  điệp; Ngƣời nhận

                  thông điệp; Những phản hồi và bối cảnh.
                         Để trở thành một ngƣời giao tiếp tốt, trƣớc tiên bạn phải tạo đƣợc cho mình sự

                  tự tin vào bản thân, điều này thể hiện bằng những hiểu biết của bạn về chủ đề, về
                  ngƣời tiếp nhận (những cá nhân hay nhóm ngƣời mà bạn muốn truyền đạt thông điệp

                  của mình tới) và bối cảnh truyền đạt thông điệp. Nếu không, sẽ dẫn đến việc thông
                  điệp của bạn có thể bị hiểu sai.

                                                              16
   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24