Page 18 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 18

Cởi mở là nhu cầu của mọi ngƣời, đó là nhu cầu đƣợc chia sẻ, đƣợc giải toả tâm

                  lý, và là nhu cầu giao tiếp.
                          Cởi mở chính là sự tin tƣởng của chủ thể giao tiếp vào những ngƣời khác và
                  sẵn sàng bộc lộ chia sẻ với họ về ý tƣởng, cảm xúc, kinh nghiệm của mình.

                            Khái niệm bản thân tiêu cực làm cản trở sự cởi mở của cá nhân. Do mặc cảm,
                  thiếu tự tin họ không dám nói lên ý kiến riêng, sợ bị chê cƣời. Họ che dấu những suy

                  nghĩ, cảm xúc thật của mình, và tìm cách xây dựng bức tƣờng ngăn cách để không cho
                  mọi ngƣời nhìn thấy đƣợc mình là ngƣời thế nào. Ngƣời nhƣ thế rất khó tạo lập mối
                  quan hệ hài hoà với ngƣời khác.

                          Ngƣời ta cởi mở và trở nên dễ dàng giao tiếp hơn khi ngƣời ta chấp nhận ngƣời
                  mà mình đang giao tiếp, tôn trọng nhân cách của họ, chấp nhận những điểm tốt cũng

                  nhƣ nhƣợc điểm ở họ. Mặt khác khi ta cởi mở ngƣời khác cũng dễ dàng cởi mở với ta.
                         Để cởi mở cần phải hiểu về mình và chấp nhận mình. Việc chấp nhận bản thân

                  giúp ta không còn mặc cảm, không cố che dấu về mình, dám nhìn thẳng vào thực tế
                  của mình, điểm yếu, hoàn cảnh của mình. Chính vì vậy ta cảm thấy thoải mái, tự tin

                  với chính bản thân, với những tình huống giao tiếp và sẵn sàng hợp tác chia sẻ với
                  ngƣời khác mà không sợ bị ngƣời khác phát hiện ra điểm yếu của mình.
                         Nguyên tắc này còn thể hiện sự có thiện chí trong giao tiếp

                         Hãy luôn tin tƣởng và có suy nghĩ tích, cực tốt đẹp về đối tƣợng, từ đó tạo tiền
                  đề cho việc tạo lập mối quan hệ thiện cảm để hợp tác (tránh yêu nên tốt, ghét nên xấu).

                  Không cố chấp với những khuyết điểm, tồn tại của đối tƣợng giao tiếp.
                          Thành thật, chân thành và cởi mở trong giao tiếp, không nghi ngờ, định kiến
                         Không sử dụng giao tiếp phục vụ cho lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại cho đối tác.

                         Không tính hơn thiệt, không ghen tị với thành tích của ngƣời khác, không chế
                  giễu, cƣời chê thất bại của ngƣời khác.

                         1.4.4. Thấu cảm trong giao tiếp
                         Muốn giao tiếp đạt hiệu quả, ngoài việc có kiến thức về mục đích ,nội dung,

                  hình thức, phƣơng tiện giao tiếp ta còn cần phải nắm đƣợc các nguyên tắc giao tiếp cơ
                  bản. Từ những kinh nghiệm đối nhân xử thế của nhiều ngƣời, ngƣời ta đã rút ra một số

                  nguyên tắc mang tính “ chỉ nam” trong quan hệ giao tiếp ứng xử nhằm giúp cho giao
                  tiếp có hiệu quả. Thực hiện những nguyên tắc này có nghĩa là mọi hành vi hoạt động
                  giao tiếp của con ngƣời cần đƣợc ý thức đầy đủ, có định hƣớng rõ ràng.

                         Nguyên tắc giao tiếp là những yêu cầu mang tính chỉ đạo, định hƣớng cho hành
                  vi, ứng xử, thái độ trong quá trình trao đổi, tiếp xúc của các chủ thể giao tiếp nhằm

                  đảm bảo hiệu quả của quá trình giao tiếp.



                                                              15
   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23